Viết 1 văn bản tự sự có yếu tố miêu tả , đối thoại độc thọi và độc thoại nội tâm nghị luận kể về một lần mắc lỗi . Cảm ơn mng

Viết 1 văn bản tự sự có yếu tố miêu tả , đối thoại độc thọi và độc thoại nội tâm nghị luận kể về một lần mắc lỗi . Cảm ơn mng

0 bình luận về “Viết 1 văn bản tự sự có yếu tố miêu tả , đối thoại độc thọi và độc thoại nội tâm nghị luận kể về một lần mắc lỗi . Cảm ơn mng”

  1. Tôi vốn là một cậu bé khá nghịch ngợm. Tuổi thơ tôi cũng mắc khá nhiều lỗi nhưng một lần mắc lỗi của tôi khiến tôi phải xấu hổ, từ đó tôi nhận thấy cái giá phải trả cho sự gian lận trong học tập, thi cử và tôi đã lưu cái kỉ niệm buồn đó cho đến tận bây giờ.

    Đó là một lần mắc lỗi trong học tập, mặc dù lỗi lầm đó mang đến cho tôi một điểm 10 môn Toán nhưng cũng giúp tôi nhận ra sai lầm của mình. Hôm đó, lớp tôi đang truyền miệng về một bộ phim sắp ra mắt khán giả truyền hình vào 9h tối. Về đến nhà, tôi nhanh chân chiếm luôn cái nhà tắm để tắm giặt thay quần áo. Ăn tối no nê xông, chưa kịp nghỉ ngơi, tôi đã lao vào cái tivi chờ đến giờ phát sóng bộ phim được cho là rất “ăn khách”. Do mải xem phim quá, trong đầu tôi đã quên hết cả việc học tập, quên luôn bài kiểm tra một tiết mà cô giáo đã dặn từ tiết trước. Xem xong bộ phim thì cũng là lúc mắt tôi díp lại và tôi đã ngủ luôn lúc nào trên ghế không biết. Chỉ biết lúc tỉnh dậy do có tiếng của mẹ gọi tôi dậy ăn sáng thì tôi đang nằm ấm áp trong chăn. Chắc đêm hôm qua bố đã bế tôi về giường ngủ.

    Sáng hôm sau, tôi đến lớp thấy các bạn lấy sách vở ra ôn bài, tôi phẩy tay: “ Hôm nay có kiểm tra gì đâu mà sợ, nếu kiểm ra bài cũ thì cô cũng không gọi tớ đâu” Nhưng vào lớp, cô không kiểm tra bài cũ như tôi nghĩ mà kiểm tra một tiết. Lúc phát đề thì tôi mới sực nhớ ra là hôm qua cô đã nói hôm nay sẽ kiểm tra một tiết. Quá bất ngờ, sợ hãi khi tôi cầm đề trên tay. Trong đầu tôi nảy sinh ra bao nhiêu suy nghĩ “Mình mà bị điểm kém thì mẹ sẽ đánh mình chết” , “Mình là một học sinh giỏi mà như thế này thì cô biết cô sẽ nói sao…?” Đang loay hoay ngồi cắn bút, đúng lúc đó bạn Tiến ngồi bên cạnh làm xong bài và vô tình để lộ bài làm tôi có thể nhìn thấy. Mọi khi thì tôi cũng chẳng để ý đâu, vì không chắc đáp án của các bạn đúng hay sai. Nhưng hôm nay, tôi không làm như vậy mà nhanh mắt, nhanh tay chép luôn bài của bạn. Chép xong thì cũng là lúc hết giờ. Tôi thở phào nhẹ nhõm và những ý nghĩ cũng được “xóa sạch”. Tôi cứ hồn nhiên chơi đùa với các bạn mà không mảy may nghĩ ngợi gì đến bài kiểm tra đó nữa.

    Vài hôm sau, cô trả bài kiểm tra. Tôi ngạc nhiên khi mình được điểm 10 trong khi những bạn học giỏi nhất cũng chỉ được 9 điểm. Tôi vênh váo trước những cặp mắt thèm thuồng của các bạn. Các bạn sì sào tán thưởng “ Bạn ý giỏi thế, không cần ôn bài mà cũng được điểm cao”.  Cô có nhận xét một số bài kiểm tra, phê bình một số bạn do không chịu học bài nên bị điểm kém, cô khen một số bạn được điểm tương đối cao trong đó không có tôi. Đến lượt tôi, cô gọi tôi lên bảng. Cô yêu cầu tôi làm lại bài kiểm tra để các bạn tham khảo. Lúc đó, tôi cuống cuồng, đầu óc tôi trống rỗng, một chữ cũng không có. Đứng trên bục giảng một lúc không viết được chữ nào, một vài bạn bên dưới sốt ruột kêu inh ỏi. Lúc này, tôi phải thú thật và nhận lỗi với cô giáo và với các bạn. Tôi đứng đó, cúi gằm xuống, mặt đỏ lừ vì xấu hổ.

    Lúc này cô giáo mới lên tiếng, cô nói: “Em là một học sinh giỏi của lớp, là một giáo viên đã dạy em mấy năm nay, cô chỉ đọc cách làm bài này là cô biết đó không phải bài của em. Nhưng hôm nay, cô cho em một cơ hội để em có thể nhận lỗi. Em biết mình chủ quan, biết mình sai như thế cô rất hoan nghênh tinh thần của em, hôm nay cô cho em tự chấm điểm cho mình”. Tôi cúi mặt xuống không biết nói gì hơn: “Em xin nhận điểm 0 ạ”

    Tối hôm đó, tôi về nhà với tâm trạng buồn thiu, cơm cũng ăn ít, ăn xong tôi lặng lẽ lên phòng ngồi bàn học và ngẫm nghĩ. Thấy tôi như vậy, mẹ tôi mang cốc nước cam lên phòng và hỏi chuyện. Tôi đã kể lại cho mẹ nghe, tôi cũng xin lỗi mẹ vì làm mẹ buồn. Mẹ xoa đầu tôi nói: “Con đã biết mình sai và biết nhận lỗi rồi nên mẹ cũng tha lỗi cho con. Nhưng con cần phải chú tâm hơn trong học tập, không được chủ quan trong mọi trường hợp kẻo có những chuyện không thể làm lại lần thứ hai nhé”. Kể với mẹ rồi tôi cũng đỡ buồn hơn, uống hết cốc nước cam và ngồi làm lại bài kiểm tra bằng chính sức lực của mình.

    Câu chuyện về một lần mắc lỗi đã trở thành một kỉ niệm buồn nhưng là bài học sâu sắc với tôi. Đến tận bây giờ, tuy đã lớn khôn nhưng tôi không thể quên kỉ niệm đó. Tôi vẫn thường nhắc nhở các con mình rằng: “Chỉ có nỗ lực của bản thân mới đem lại thành công”

    Bình luận
  2. 1. Mở bài:

    Nêu yêu cầu của đề

    2. Thân bài:

    _Diễn biến sự việc:

    +Lỗi gì?

    +Nguyên nhân?

    +Tâm trạng, cảm xúc?

    +Bài học cho bản thân?

    3. Kết bài:

    Cảm nghĩ của bản thân.

    Bài làm

    Ai trong chúng ta cũng có những lần mắc lỗi. EM cũng đã phạm phải những lỗi lầm khác nhau. Sau mỗi lầm lỗi ấy, em lại rút ra cho mình những kinh nghiệm, bài học riêng. Và đến tận bây giờ, em vẫn không thể quên lần mình nói dối cô giáo. 

    Ngày mùa đông trời lạnh vô cùng. GIó rét và cả tiếng những cành cây đập vào nhau lạo xạo khiến em không có đủ dũng khí ngồi học tiếp trên cái bàn học lạnh ngắt. Nhìn bộ chăn gối ấm áp ngay cạnh, em đã đấu tranh tâm lí rất nhiều. Nếu bâu giờ tôi đi ngủ thì sẽ vô cùng ấm áp, nhưng bài tập thì như một dãy núi nhỏ. Đợt thi học kì cũng sắp đến gần. Tôi không biết có thể làm sao được với sự trăn trở này. Ánh đèn học thì sáng, trời thì lạnh. Bên phòng bên cạnh bố mẹ và em gái cũng đã ngủ trogn chăn ấm. Không nghĩ thêm gì nữa và ngay lập tức tôi chùm mình trong chăn với lời quyết tâm sáng mai dậy làm bài.

    Tôi đã tự thưởng cho mình sự sung sướng trong chăn và bỏ quên bài tập. Tôi cũng đã không thể dậy để có thể làm bài. Đến trường trong tâm trạng lo lắng, tôi khá sợ hãi vì có thể mình sẽ bị kiểm tra bài tập. Cô giáo bước vào lớp vẫn với nụ cười hiền dịu như bao hôm. Tiết học Toán mở đầu chuỗi ngày học dài. Và đúng như dự đoán của tôi là cô sẽ hỏi về đề cương bài tập. Là học sinh hay phát biể giờ Toán nên cô đã khá tin tưởng và không kiểm tra bài tập của tôi. Khi cô hỏi bạn nào chưa làm bài tập. Tôi không đủ dũng khí để có thể thừa nhận. Và cuxgn vô cùng đáng sợ khi cả lớp đều đã làm bài tập rồi và không một ai giơ tay. Cô đã rất hài lòng và tuyên dương cả lớp. Con quỷ trong tôi chưa bao giờ lớn như lúc này. Chân tôi run run nhưng gương mặt cố tỏ ra bình thản để có thể không bị phát hiện. Tôi đã hèn hạ và xấu xa như thế! Nhưng đó không chỉ là với một môn Toán, môn Văn và tiếng Anh sau đó, tôi cũng đã sống trong sự giả dối ấy. Nhưng có lẽ ông trời muốn tôi bị dằn vặt ne chẳng có cô giáo nào kiể mtra bài tận nơi. Tôi thấy xấu hổi vô cùng vô tận cho đến tận khi về nhà sự mặc cảm trong tôi vẫn chưa nguôi ngoai.

    Tối về nhà, ngồi trong bàn học tôi cứ nghĩ mãi. Thì ra trong lúc con người bị đẩy vào đường cùng, khi con quỷ lười biếng chi phối ta thì ta có thể bỏ qua tất cả rồi liên tục chìm trong những điều xấu xa như thế! Sự sai lầm của tôi không chỉ là với cô giáo, với bạn bè mà có lẽ là tôi đã xấu xa với chính tôi. Kẻ lười biếng và tìm cách bao biện cho cái lười của mình. Có lẽ chẳng phải gió và đông lanh nào gây hại con người cả, chỉ có bản thân không đủ kiên định đã và đang làm hại chính ta.

    Sau lần mắc lỗi ấy tôi hiểu mình sai phạm vô cùng. Không ai phát hiện ra tôi lỗi của tôi cả. Nhưng tô tự ý thức bản thân mình và hiểu được hậu quả của lười biếng. Bài học nhỏ nhưng đủ để tôi trăn trở và biết rằng một sai phạm sẽ có thể ám ảnh ta cả đời. Mong rằng chúng ta đều sẽ lớn lên thật sự và không mắc những sai phạm như tôi đã từng. 

    Bình luận

Viết một bình luận