Viết bài cảm nhận của em về hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn

Viết bài cảm nhận của em về hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
CẤM CHÉP MẠNG!!!!!
mình sẽ vote 5 sao

0 bình luận về “Viết bài cảm nhận của em về hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn”

  1. Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.

    Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc ***** mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.

    Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :

    Đau đớn thay phậh đàn bà,

    Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

    Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.

    Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :

    Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

    Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :

    Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn

    Bảy nổi ba chìm với nước non.

    Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.

    Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.

    Bình luận
  2. Đọc văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ chắc hẳn chúng ta chẳng thể nào quên được hình ảnh Vũ Nương – một người con gái đẹp người đẹp nết nhưng số phận bất hạnh. Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, tài sắc vẹn toàn lại thêm tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh cưới về làm vợ. Tưởng rằng được sống trong gai đình hào phú thì sẽ sung sướng hạnh phúc nhưng nào ngờ số phận nàng lại hẩm hiu, chịu bao đắng cay khổ cực. Trương Sinh đi lính, nàng thể hiện là một con người hiểu biết và vô cùng thương chồng, lời tiễn biệt ” chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu” mà “chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên “. Nàng cô đơn lẻ bóng ở nhà chăm sóc bé Đản cùng mẹ chồng với tấm lòng tận tụy hiếu thảo. Nàng luôn giữ khuôn phép và một lòng chung thủy với Trương Sinh . Nhưng hỡi ôi, Trương Sinh thất học, tính lại hay ghen, nghe lời con dại mà nghi oan cho vợ, mặc cho nàng khôn nguôi giải thích, Trương vẫn bỏ ngoài tai mà mắng chửi, đuổi đánh vợ thất tiết. Với một phẩm hạnh như thế, Vũ Nương chịu sao nổi, dồn nén cực độ, nàng trẫm mình dưới bến sông Hoàng Giang, thả lời minh oan xuống dòng nước cho trời đất chứng giám. Người con gái đẹp cả trong lẫn ngoài ấy đã bị cái xã hội phong kiến cổ hủ, thối nát mà phải đi đến mức đường cùng ấy. Nhưng chớ hiểu lầm rằng nàng phẫn chí mà không suy nghĩ gì, trước khi ra bến sông nàng đã tắm rửa sạch sẽ, ngẫm mãi về số phận bản thân nên việc tự tận của nàng là có chủ ý, không phải hành động bộc phát nhất thời, qua đó ta lại thấy được một vẻ đẹp trong sáng, giàu lòng tự trọng của nàng. Nàng không chết mà được Linh Phi cứu, gặp người cùng làng Phan Lang dưới thủy cung, trò chuyện cùng chàng nàng mới biết mình còn lưu luyến nhân gian :”Có lẽ,….” nàng gửi lời nhờ Phan Lang chuyển cho Trương Sinh. Nàng đã về nhưng chỉ trong chốc lát, tức là nàng đã tha lỗi cho Trương Sinh nhưng đã nặng tình với Linh Phi nàng “chẳng thể trở về nhân gian được nữa “, một con người giàu lòng vị tha và cũng trọng tình trọng nghĩa như thế đáng nhẽ phải được sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc nhưng nàng lại phải tìm hạnh phúc ở một thế giới khác, rời xa gia đình vì thế hạnh phúc của nàng là không trọn vẹn. Nói tóm lại, Vũ Nương là điển hình cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến ( hồng nhan nhưng bạc phận).

    Bình luận

Viết một bình luận