Viết bài cảm nhận về Đạo Đức – Trí Tuệ – Nghị Lực Mỗi cái 1 bài văn

Viết bài cảm nhận về Đạo Đức – Trí Tuệ – Nghị Lực
Mỗi cái 1 bài văn

0 bình luận về “Viết bài cảm nhận về Đạo Đức – Trí Tuệ – Nghị Lực Mỗi cái 1 bài văn”

  1.    1.Đạo Đức

       Một người không thể có tự do nếu bản thân làm điều hại đến mình và người khác để phục vụ cho những nhu cầu ích kỷ của bản thân. Vì hạnh phúc có một ý nghĩa lớn hơn chính là sự sẻ chia. Sự vị tha lớn hơn vị kỷ, được hiểu đơn giản là ĐẠO ĐỨC mà trường Tuệ Đức hướng đến trong từng suy nghĩ, lời nói, hành động của giáo viên và học sinh.Trong mỗi tiết học, từng việc làm, thầy cô luôn phân tích yếu tố đạo đức và hướng các con TƯ DUY NHÂN QUẢ để gieo những hạt thiện lành. Không cách “rèn” nào hiệu quả hơn bằng việc thầy cô chính là những tấm gương đạo đức cho các con.Bốn lời tuyên thệ các con đọc mỗi khi chào cờ hoặc những sự kiện lớn: Tôi can đảm và luôn quyết tâm.Tôi trách nhiệm và luôn phục vụ.Tôi yêu thương và luôn tôn trọng.Tôi kỷ luật với chính tôi. Tranh ảnh, tủ sách và kể chuyện về các gương vĩ nhân, anh hùng trong các tiết học, dự án tranh nhân quả – đạo đức khuyến khích mỗi em đều được đọc. Đạo đức là điều khó thể đo lường kết quả ngay được, nhưng với hình ảnh các con nhìn thấy, câu chuyện nghe được, lời tuyên thệ với chính mình, những hạt giống thiện lành đó được tưới tẩm mỗi ngày vào tâm hồn của các con.

    2.Trí Tuệ

      Trí tuệ không chỉ là dạy trẻ biết thật nhiều kiến thức mà là tạo thói quen cho trẻ biết quan sát, phân tích một sự vật hiện tượng để tự đúc kết ra bài học cho riêng mình thông qua những trải nghiệm trực tiếp. Vì vậy việc dạy học không còn lấy giáo viên làm trung tâm, truyền đạt một chiều, mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn và tạo ra môi trường để các bé tự trực tiếp trải nghiệm. Các em sẽ được tự do thảo luận và phản biện các quan điểm của mình.Montessori:  Tự do trong trách nhiệm là tinh thần cốt lõi. Phương pháp này áp dụng cho lứa tuổi từ 3 – 6 tuổi. Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập, khơi gợi tiềm năng, trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo mong muốn, giáo viên lúc này đóng vai trò là người hướng dẫn. Các học cụ được thiết kế cho trẻ tự do sáng tạo theo cách của mình. Trẻ được tự học cách chăm sóc bản thân từ việc nhỏ nhất như: rửa tay, thay quần áo, sắp xếp đồ dùng – giáo cụ ngăn nắp, gọn gàng… Tự học giúp trẻ chủ động và thích nghi được với những thay đổi của bên ngoài. Khi rèn khả năng đúc kết vấn đề, giúp con có những cách tư duy sâu sắc hơn về một sự việc mà có những thông tin chất lượng để đưa ra những quyết định và giải pháp đúng đắn khi gặp vấn đề.

    3.Nghị lực

     

    Rèn luyện cho trẻ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách   can đảm làm những việc khó, không bỏ cuộc giữa đường mà kiên nhẫn cho đến tận cùng.Để từ đó, trên những bước đường đời trẻ đi qua, trẻ có ý thức hoàn thành mọi việc đến nơi đến chốn. Nghị lực giúp trẻ có một niềm tự tin nội tại để đối đầu với những khó khăn trong cuộc sốngPhương pháp rèn nghị lực: A = A+1Hãy cho trẻ vượt ngưỡng giới hạn của mình bằng cách tăng độ khó mỗi ngày một ít.

    Môi trường:Chương trình rèn kỹ năng bắt buộc theo từng độ tuổi. Võ thuật, bơi lội, lãnh đạo bản thân, kỹ năng sinh tồnChương trình dã ngoại huấn luyện: Hè Trưởng Thành, Tết Trưởng Thành

     (cho mình xin cảm ơn)

    Bình luận

Viết một bình luận