0 bình luận về “Viết bài văn biểu cảm về Loài cây em yêu”
Trong sân trường e có rất nhiều cây nào là cây bàng , cây hoa sứ , cây phượng ,…. Nhưng e thích nhất là cây phượng .
Nhìn từ xa , cây phượng giống như một cái ô xanh khổng lồ che mát một khoảng sân trường. Lại gần em thấy thân cây to bằng vòng tay e ôm . Vỏ cây xù xì có màu nâu đậm . Rễ cây rất to , dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang ngủ một giấc say sưa . Mùa xuân , phượng ra lá . Lá phượng giống như lá cây me nhưng dài hơn . Mỗi cành có rất nhiều cành lá , trên mỗi lá lại có rất nhiều lá con , chúng mọc khít vào nhau tỏa ra khắp phía . Những tia nắng lọt qua kẻ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp . Giờ ra chơi chúng e thường ngồi dưới gốc cây đọc truyện . Emm thích nhất là ngồi dưới gốc cây ngắm các bạn vui chơi . Mỗi khi hè đễn , cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu những chùm hoa phượng bắt đầu nở , rồi cả cây phượng nở hoa , che lấp những cành lá màu xanh . Nhìn từ xa cây phượng đỏ rực một góc trời . Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất . Em thường lựa những bông hoa đẹp nhất về ép vào quyển vở giữ làm kỉ niệm . Hoa phượng nở rộ báo hiệu mùa hè về , mùa thi đến , mùa các anh chị khối chín chia tay thầy cô và bạn bè nên trong lòng e cảm thấy xuyến xao bồi hồi.
Cây phượng đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh trưởng thành . Dù sau này em có xa mái trường cũng sẽ luôn luôn nhớ các thầy cô đã dạy dỗ cho em nên người và nhớ cả cây phượng già nữa.
Hè sang nắng lên hoa về đỏ tươi. Mùa hoa báo tin ve sầu nhạc buông. Cùng phô sắc tươi. Hoa thêm mặn mà. Đồng hòa ca khúc hát yêu đời. Nhẹ cơn gió đưa hoa rơi từng cánh. Gợi bao nhớ nhung… Đây là những lời bài hát vô cùng ý nghĩa trong ca khúc Mùa hoa phượng. Mỗi lần nghe câu hát ấy, em lại chợt xao xuyến nhớ về cây phượng trước cổng trường.
Cây phượng ấy không biết trồng tự bao giờ, từ lần đầu tiên đến trường em đã thấy cây sừng sững ở đấy. Rễ cây to, trồi lên cả trên mặt đất như những con rắn lớn. Thân cây cao hơn cả cổng trường, to đến phải hai học sinh ôm mới hết. Vỏ thân cây màu nâu sẫm, xù xì, những vết hằn của thời gian. Cây phượng già có tán lá xum xuê, che mát cho cả cổng trường. Là nơi cho những học sinh đến sớm ngồi nghỉ ngơi. Và cây phượng ấy cũng chính là dấu hiệu, là một biểu tượng cho ngôi trường của em.
Suốt cả năm, cây phượng già như một người bảo vệ trầm tĩnh, im lặng đứng gác cho cả ngôi trường. Đến cuối tháng tư, đầu tháng năm, cây cựa mình, vươn dậy. Từ trong những cành khô, những mầm hoa dần nhú ra, hút hết những cái nóng đổ lửa của mùa hè để mà bùng cháy. Ngay cả quá trình ấy cũng diễn ra hết sức thầm lặng. Ngày ngày, rất nhiều người đi ngang qua nhưng chẳng mấy ai để ý. Chỉ đến khi tiếng ve râm ran cả góc trời, các cô cậu học trò đã thi xong. Mọi người mới chợt nhận ra, thì lúc ấy, hoa phượng đã nở đỏ rực cả cổng trường. Màu đỏ ấy báo hiệu một mùa thi vất vả đã trôi qua, màu hè đã về. Màu đỏ ấy đem đến niềm vui sướng của kì nghỉ dài ngày, nhưng cũng đem đến nỗi buồn của sự chia xa. Có những cậu học trò phải tạm xa trường vài tháng, nhưng cũng có những người có lẽ là không biết bao giờ mới được trở lại. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng nở, ai cũng thổn thức nhớ về những ngày tháng học trò vô tư của mình. Dường như bất kì học sinh nào cũng từng ép hoa phượng thành cánh bướm cất trong cuốn vở. Đó không phải chỉ là một trò chơi, mà đó là cách thức riêng để giữ lại kỉ niệm đẹp của học sinh. Rồi học sinh nghỉ hè. Ngôi trường lại cô đơn, vắng bóng người. Cây phượng vẫn đỏ rực như thế, cháy hết mình, cho đến tận ngày học sinh trở lại trường, lại được gặp những khuôn mặt thân thương ấy mới chịu tàn phai.
Mỗi ngày đến trường, em thường ngước nhìn lên tán lá xanh của cây phượng già ấy. Nhìn để chờ đợi, để trông ngóng những đốm lửa phượng đỏ ấy bùng lên. Khi ấy, em lại thêm yêu cây phượng, thêm yêu ngôi trường và tuổi học trò ngây ngô của mình.
Trong sân trường e có rất nhiều cây nào là cây bàng , cây hoa sứ , cây phượng ,…. Nhưng e thích nhất là cây phượng .
Nhìn từ xa , cây phượng giống như một cái ô xanh khổng lồ che mát một khoảng sân trường. Lại gần em thấy thân cây to bằng vòng tay e ôm . Vỏ cây xù xì có màu nâu đậm . Rễ cây rất to , dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang ngủ một giấc say sưa . Mùa xuân , phượng ra lá . Lá phượng giống như lá cây me nhưng dài hơn . Mỗi cành có rất nhiều cành lá , trên mỗi lá lại có rất nhiều lá con , chúng mọc khít vào nhau tỏa ra khắp phía . Những tia nắng lọt qua kẻ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp . Giờ ra chơi chúng e thường ngồi dưới gốc cây đọc truyện . Emm thích nhất là ngồi dưới gốc cây ngắm các bạn vui chơi . Mỗi khi hè đễn , cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu những chùm hoa phượng bắt đầu nở , rồi cả cây phượng nở hoa , che lấp những cành lá màu xanh . Nhìn từ xa cây phượng đỏ rực một góc trời . Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất . Em thường lựa những bông hoa đẹp nhất về ép vào quyển vở giữ làm kỉ niệm . Hoa phượng nở rộ báo hiệu mùa hè về , mùa thi đến , mùa các anh chị khối chín chia tay thầy cô và bạn bè nên trong lòng e cảm thấy xuyến xao bồi hồi.
Cây phượng đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh trưởng thành . Dù sau này em có xa mái trường cũng sẽ luôn luôn nhớ các thầy cô đã dạy dỗ cho em nên người và nhớ cả cây phượng già nữa.
Hè sang nắng lên hoa về đỏ tươi. Mùa hoa báo tin ve sầu nhạc buông. Cùng phô sắc tươi. Hoa thêm mặn mà. Đồng hòa ca khúc hát yêu đời. Nhẹ cơn gió đưa hoa rơi từng cánh. Gợi bao nhớ nhung… Đây là những lời bài hát vô cùng ý nghĩa trong ca khúc Mùa hoa phượng. Mỗi lần nghe câu hát ấy, em lại chợt xao xuyến nhớ về cây phượng trước cổng trường.
Cây phượng ấy không biết trồng tự bao giờ, từ lần đầu tiên đến trường em đã thấy cây sừng sững ở đấy. Rễ cây to, trồi lên cả trên mặt đất như những con rắn lớn. Thân cây cao hơn cả cổng trường, to đến phải hai học sinh ôm mới hết. Vỏ thân cây màu nâu sẫm, xù xì, những vết hằn của thời gian. Cây phượng già có tán lá xum xuê, che mát cho cả cổng trường. Là nơi cho những học sinh đến sớm ngồi nghỉ ngơi. Và cây phượng ấy cũng chính là dấu hiệu, là một biểu tượng cho ngôi trường của em.
Suốt cả năm, cây phượng già như một người bảo vệ trầm tĩnh, im lặng đứng gác cho cả ngôi trường. Đến cuối tháng tư, đầu tháng năm, cây cựa mình, vươn dậy. Từ trong những cành khô, những mầm hoa dần nhú ra, hút hết những cái nóng đổ lửa của mùa hè để mà bùng cháy. Ngay cả quá trình ấy cũng diễn ra hết sức thầm lặng. Ngày ngày, rất nhiều người đi ngang qua nhưng chẳng mấy ai để ý. Chỉ đến khi tiếng ve râm ran cả góc trời, các cô cậu học trò đã thi xong. Mọi người mới chợt nhận ra, thì lúc ấy, hoa phượng đã nở đỏ rực cả cổng trường. Màu đỏ ấy báo hiệu một mùa thi vất vả đã trôi qua, màu hè đã về. Màu đỏ ấy đem đến niềm vui sướng của kì nghỉ dài ngày, nhưng cũng đem đến nỗi buồn của sự chia xa. Có những cậu học trò phải tạm xa trường vài tháng, nhưng cũng có những người có lẽ là không biết bao giờ mới được trở lại. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng nở, ai cũng thổn thức nhớ về những ngày tháng học trò vô tư của mình. Dường như bất kì học sinh nào cũng từng ép hoa phượng thành cánh bướm cất trong cuốn vở. Đó không phải chỉ là một trò chơi, mà đó là cách thức riêng để giữ lại kỉ niệm đẹp của học sinh. Rồi học sinh nghỉ hè. Ngôi trường lại cô đơn, vắng bóng người. Cây phượng vẫn đỏ rực như thế, cháy hết mình, cho đến tận ngày học sinh trở lại trường, lại được gặp những khuôn mặt thân thương ấy mới chịu tàn phai.
Mỗi ngày đến trường, em thường ngước nhìn lên tán lá xanh của cây phượng già ấy. Nhìn để chờ đợi, để trông ngóng những đốm lửa phượng đỏ ấy bùng lên. Khi ấy, em lại thêm yêu cây phượng, thêm yêu ngôi trường và tuổi học trò ngây ngô của mình.