Viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim”(không sao chép mạng ạ)

Viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim”(không sao chép mạng ạ)

0 bình luận về “Viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim”(không sao chép mạng ạ)”

  1. (Mình lập dàn ý chi tiết cho dễ hiểu, chỉ cần chuyển ý vài đoạn là ok bạn nhé)

    1.MB:

    Tục ngữ từ lâu đã được ví von như “túi khôn dân gian”. Trong “cái túi khôn ấy” chứa đựng biết bao bài học đáng nhớ của cha ông ta để lại từ những kinh nghiệm được đúc kết từ mọi mặt trong cuộc sống như về thiên nhiên, về thời tiết, về lao động sản xuất, về con người xã hội,… Và đặc biệt không thể thiếu các câu tục ngữ về các đạo lý, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điển hình trong số đó là câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”

    2. TB

    a) Nguồn gốc:

    Theo một số nguồn ghi lại, tương truyền, câu tục ngữ có nguồn gốc xuất phát từ người anh em láng giềng phương Bắc nước ta- Trung Quốc. Thuở xưa, Lý Bạch-một nhà thơ nổi tiếng xứ Trung Hoa khi còn nhỏ vốn là một cậu bé ham chơi, không lo học hành khiến song thân ông rất phiền lòng. Một ngày kia, khi chán học, chốn ra ngoài lên núi chơi, cậu bé Lý Bạch vô tình bắt gặp một bà lão đương ngồi cần mẫn mài một thỏi sắt vào một hòn đá ven đường. Lấy làm lạ, cậu bé Lý Bạch liền tiến lại tò mò hỏi bà về thắc mắc của mình, rằng tại sao bà lại làm vậy. Câu trả lời của bà lão đã kiến cho cậu bé Lý Bạch thuở ấy ngộ ra một chân lí tưởng như vô lí nhưng lại rất thuyết phục: “Có công mài sắt có ngày nên kim” 

    b) Giải thích:

    Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rõ nghĩa của câu tục ngữ này là gì. Sắt là một loại kim loại cứng, thường ở dạng thỏi, rất bền và chắc chắn. Kim là một loại dụng cụ gia dụng quen thuộc với mọi gia đình và thường được sử dụng để khâu vá, thêu thùa, có kích thước rất nhỏ. Mài ở đây là chỉ hành động bào mòn một vật bằng cách chà sát vật đó với một vật cứng để thu nhỏ vật đó. Từ đó ta có thể thấy, câu tục ngữ như một lời căn dặn từ cha ông, khuyên con cháu chúng ta phải biết kiên trì và cố gắng trong cuộc sống, cũng như nếu kiên trì “mài sắt” thì sẽ có ngày “nên kim”-một định lý tưởng như phi logic nhưng lại hoàn toàn hợp lý.

    c) Ý nghĩa

    Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” được chia thành 2 tầng nghĩa, tầng nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa gốc của câu tục ngữ chính là ành động mài thỏi sắt cho nó nhỏ lại và trở thành một cây kim-một việc tưởng nhưng không thể nhưng trên thực tế là hoàn toàn có thể. Còn về nghĩa bóng của câu tục ngữ ý nói đến đức tính kiên trì, cố gắng của con người trong cuộc sống, khuyên chúng ta rằng phải biết kiên trì thì mới có thể đạt được thành công.

    d) Tại sao phải “Có công mài sắt có ngày nên kim”

    Vậy, vì sao chúng ta phải biết kiên trì trong cuộc sống? Nếu ví cuộc sống như một con đường dài đầy ổ gà, ổ chuột và chúng ta là những tài xế phải lái một chiếc ô tô bất kì để đến với đích đến mang tên “Thành công” thì lớp sơn sẽ là vẻ bề ngoài, đèn xe “tri thức”, vô lăng “ước mơ” và động cơ chính là “kiên trì”. Chúng ta có thể có một lớp vỏ ngoài bẩn thỉu, chiếc đèn xe không được sáng, vô lăng khó điều khiển nhưng tuyệt nhiên không thể thiếu động cơ xe vì chẳng chiếc xe nào có thể chạy được mà không có động cơ cả. Kiên trì cũng vậy, chúng ta ai ai cũng được sinh ra, tuy khác hoàn cảnh nhưng ta hơn nhau ở sự kiên trì ta bỏ ra để theo đuổi thành công là bao nhiêu. Kiên trì cũng sẽ là động lực chính cho ta theo đuổi được ước mơ, đam mê của bản thân. Nếu không biết kiên trì thì con người ta sẽ mãi tụt lại phía sau người khác và thậm chí là có thể bị đào thải khỏi xa hội theo quy luật tự nhiên của cuộc sống. Và không ai muốn điều đó xảy ra với bản thân cả, đúng chứ?

    e) Dẫn chứng:

    Thấy được tầm quan trọng của đức tính kiên trì như vậy, ta càng phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. Trong cuộc sống, chúng ta gặp không ít những tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì đáng nể của mình, điển hình nhất, gần gũi nhất chính là dân tộc. Nếu không nhờ sự kiên trì và tinh thần yêu nước vĩ đại, liệu một dân tộc nhỏ bé như chúng ta có thể đánh bại những cường quốc hàng đầu thế giới trong mọi thời đại và giữ vững độc lập cho tổ quốc? Hay ta có thể kể đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc-chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu không nhờ đức tính kiên trì và lòng yêu nước da diết thì liệu Bác có thể trụ vững ở nước ngài suốt 30 năm trời với đôi bàn tay trắng để học hỏi kinh nghiệm, trở về giải cứu dân tộc ra khỏi bóng đen nô lệ hay không? Ta còn có thể kể đến hàng loạt cái tên như Nick Vuijic-diễn giả không tay không chân, Jessica Cox-nữ phi công không tay đầu tiên và duy nhất trên thế giới,… Họ đều dựa vào sự kiên trì nỗ lực của bản thân để vượt qua những rào cản, khó khăn trong cuộc sống và trở thành những con người vĩ đại. Những việc lớn như vậy họ cũng có thể kiên trì làm được, những việc nhỏ của chúng ta sao lại không thể ?

    g) Phản đề

    Tuy vậy, cái gì cũng có mặt trái của nó, chúng ta không chỉ thấy những tấm gương sáng về sự kiên trì mà còn biết đến những người lười nhác, thiếu kiên trì trong cuộc sống. Chỉ xung quanh ta thôi, như những người thất nghiệp không chịu cố gắng tìm cơ hội vươn lên mà sa đà vào rượu chè, cờ bạc, hay như những học sinh không kiên trì học tập để rồi “nước mắt rơi trên đề thi”. Những người không có sự kiên trì đều nhận lại một kết cục cay đắng. Những gì chúng ta đang phải chịu đựng trong cuộc sống còn quá nhỏ bé so với những tấm gương sáng kể trên, vậy tại sao họ làm được, ta lại không làm được? Sự kiên trì chính là giúp ích cho bản thân ta vì nếu không kiên trì thì những gì ta nhận lại cũng chỉ là những cái kết cay đắng kể trên.

    3.KB

    Người xưa có câu “Người chết để da, cọp chết để tiếng”, con cọp chết đi để lại bộ da của nó, còn con người ta chết đi để lại tiếng tăm mãi về sau. Chúng ta ai ai cũng đều đang chết, việc chúng ta đang cố gắng làm là khi chết đi để lại tiếng tốt cho đời sau. Chính vì vậy ta càng phải kiên trì khi còn có thể để khi chết đi ta không bị nhắc đến như một người thất bại, bị đào thải khỏi xã hội chỉ vì thiếu kiên trì.

    Bình luận

Viết một bình luận