Viết bài văn chứng minh và giải thích câu tục ngữ ” có công mài sắt có ngày nên kim”
Không chép mạng nha
Giải hộ mik với chiều nay thi rồi
Viết bài văn chứng minh và giải thích câu tục ngữ ” có công mài sắt có ngày nên kim”
Không chép mạng nha
Giải hộ mik với chiều nay thi rồi
hơi muộn :v
Có công mài sắt có ngày nên kim
Tục ngữ thường xây dựng những chân lý dựa trên những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. Câu tục ngữ này cũng vậy. Tác giả dân gian đang nói đến một quá trình đem thanh sắt vừa to vừa cứng mà mài thành cây kim nhỏ. Công việc ấy tưởng chừng như không thể nào làm nổi bởi nó vừa khó lại vừa tốn công tốn sức. Thế nhưng vẫn có người không quản ngại gian nan, vẫn gắng sức và làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ là nói việc mài sắt thành kim nhưng nghĩa bóng của nó lại là một bài học nhân sinh quý giá. Câu tục ngữ của cha ông khuyên dạy chúng ta: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại, cố gắng và quyết tâm. Có được tinh thần như thế thì công việc dẫu có khó khăn gian khổ đến đâu, chúng ta cũng có thể hoàn thành.
Chúng ta đã từng được đọc, được nghe nhiều câu chuyện. Trong những câu chuyện ấy, chắc chúng ta cũng đã gặp không ít những tấm gương về lòng nhẫn nại kiên trì. Ta hãy nhớ đến tấm gương anh Ký. Dù đã bị liệt cả hai tay thế nhưng cái mong ước được đến trường đã thôi thúc anh ngày đêm quyết tâm khổ luyện. Anh tập viết bằng chân một cách, khó khăn và khổ sở. Những dòng chữ đầu tiên nghuệch ngoạc, dọc ngang, uốn lượn khiến anh rất buồn lòng. Thế nhưng anh vẫn quyết tâm và rồi cuối cùng anh đã vượt qua số phận. Anh đã trở thành một người thày giáo ưu tú, được bao thế hệ học sinh kính trọng, mến yêu.
Bên cạnh tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký chúng ta hãy nhớ đến cuộc đời của nhà thơ Đỗ Phủ. Chắc chẳng ai trong chúng ta có thể phủ nhận được tài thơ kiệt xuất của ông. Thế nhưng thi sĩ lừng danh bậc nhất Trung Hoa ấy lại có một cuộc đời rất vất vả đớn đau. Ông gần như suốt đời phải sống lang lang phiêu bạt. Nhà nghèo lại phải thường xuyên chạy loạn chiến tranh, nhiều lúc Đỗ Phủ muốn bỏ ngay nghiệp viết. Bởi những bài thơ cùa ông không thể làm ấm lòng con trẻ và không thể chữa được bệnh cho bố mẹ già. Thế nhưng cũng bằng một sự quyết tâm rất lớn, nhà thơ đã vươn lên để vừa vẫn duy trì cuộc sống vừa lại có thể theo đuổi nghiệp văn chương.
Trong lao động chúng ta cũng phải nể phục những tấm gương như nhà bác học Lương Định Của – một kỹ sư nông nghiệp xuất sắc của nước ta. Những năm nước nhà còn chìm trong đói kém, nhà kỹ sư nông nghiệp đã không quản đêm ngày và thời tiết lội bì bõm trên những đám ruộng mà thử nghiệm, mà nghiên cứu để tìm ra giống lúa mới có năng suất cao hơn. Rồi những tấm gương như Anh-xtanh, Nô- ben, Men-đê-lê-ép… tất cả những nhà khoa học ấy để vươn được tới những thành công, họ cũng đã phải chịu hàng trăm lần thất bại! và chắc chắc nếu không có đủ niềm tin và nghị lực, họ đã không thể trở thành những nhà khoa học nổi tiếng với những phát minh mang ý nghĩa lớn lao.