Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về một làn điệu dân ca ở Ninh Bình mà em biết?
0 bình luận về “Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về một làn điệu dân ca ở Ninh Bình mà em biết?”
Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình đã chú trọng công tác lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật của loại hình nghệ thuật dân tộc này.
Hát xẩm hay còn gọi là hát rong là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Hát xẩm có nguồn gốc từ lâu đời, là một trong những món ăn tinh thần của người dân Việt Nam.
Theo các cụ cao niên ở huyện Yên Mô, hát Xẩm có giai điệu chậm rãi, khoan thai, trầm bổng, mang tính kể chuyện thông qua rất nhiều làn điệu và ca từ bắt nguồn từ dân gian. Loại hình nghệ thuật này còn có cấu trúc giai điệu uyển chuyển, tinh tế.
Đặc biệt, hát xẩm không hề kén người thưởng thức bởi lời xẩm mộc mạc dễ hiểu, phong cách chậm rãi, tự do. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, loại hình nghệ thuật hát xẩm có nguy cơ bị thất truyền bởi các nghệ nhân hát xẩm ngày một vắng bóng.
Huyện Yên Mô từng nổi tiếng có nghệ nhân hát xẩm, nghệ sỹ ưu tú Hà Thị Cầu có thể tự sáng tác, tự trình diễn nhạc cụ và biểu diễn một cách nhuần nhuyễn mang lại “linh hồn” cho loại hình nghệ thuật độc đáo này. Tuy nhiên, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã qua đời năm 2013 do tuổi cao.
Ông Vũ Văn Phó (ở huyện Yên Mô), học trò của nghệ nhân Hà Thị Cầu chia sẻ, ngay từ nhỏ ông đã yêu thích các giai điệu và ca từ của nghệ thuật hát xẩm bởi dù nội dung về tình yêu hay cuộc sống đều được các nghệ nhân hát xẩm “kể” bằng âm nhạc một cách hóm hỉnh, dễ nghe, dễ nhớ như bài “Xẩm Thập Ân,” “Xẩm ngược đời,” “Xẩm Anh Khóa,” “Xẩm Trương Chi.”
Những ca từ của xẩm hàm chứa những triết lý, những lời răn dạy đạo lý rất ý nghĩa.
“Giờ đây, khi đã ở tuổi xế chiều, tôi chỉ mong muốn được kế cận nghệ nhân Hà Thị Cầu truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc cho lớp trẻ”- ông Phó chia sẻ.
Nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đang có nguy cơ bị thất truyền, từ năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm”. Đề án được giao cho Nhà hát chèo Ninh Bình phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Yên Mô thực hiện.
Ông Nguyễn Xuân Bính, Phó Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao huyện Yên Mô cho biết, đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm” nhằm sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài hát xẩm theo các làn điệu cổ truyền, dàn dựng chương trình hát xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát xẩm thông qua các hoạt động biểu diễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Để thực hiện mục tiêu này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú ở Trung ương và địa phương sưu tầm các làn điệu, các bài hát xẩm cổ truyền, biên soạn chương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật hát xẩm cho các diễn viên, nhạc công Nhà hát chèo Ninh Bình, các diễn viên quần chúng ở huyện Yên Mô. Sau khi được truyền nghề, các học viên tham gia dàn dựng, biểu diễn chương trình hát xẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng nghệ thuật hát xẩm tới công chúng và truyền nghề cho lớp trẻ kế cận.
Theo đó, từ năm 2011 đến nay, huyện Yên Mô đã tổ chức hơn 10 lớp truyền dạy hát xẩm miễn phí cho học sinh và cho người yêu thích bộ môn này. Ngoài dạy cho học sinh, huyện Yên Mô còn tổ chức dạy hát xẩm cho giáo viên thanh nhạc của các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn nhằm đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này vào trường học.
Năm 2018, huyện tiếp tục mở lớp truyền dạy nhạc cụ hát xẩm. Đây là lớp học đầu tiên về truyền dạy nhạc cụ hát xẩm với mong muốn xây dựng được lớp nhạc công trẻ kế cận, trong tương lai có thể phát huy loại hình văn hóa phi vật thể hát xẩm. Lớp học được tổ chức trong 2 tháng cho gần 40 học viên, là hội viên các câu lạc bộ hát chèo, hát xẩm trong huyện.
Các học viên được truyền dạy cách sử dụng các nhạc cụ về đàn nhị, trống mảnh và sênh là 3 nhạc cụ quan trọng trong biểu diễn hát xẩm. Thời gian tới, Ủy ban Nhân dân huyện Yên Mô tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này.
Với các hoạt động truyền dạy hát xẩm, biểu diễn, phục vụ các sự kiện và biểu diễn phục vụ khách du lịch cùng nỗ lực từ hoạt động của các cơ quan chức năng ở địa phương, nghệ thuật hát xẩm đang được bảo tồn, phát huy, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình đã chú trọng công tác lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật của loại hình nghệ thuật dân tộc này.
Hát xẩm hay còn gọi là hát rong là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Hát xẩm có nguồn gốc từ lâu đời, là một trong những món ăn tinh thần của người dân Việt Nam.
Theo các cụ cao niên ở huyện Yên Mô, hát Xẩm có giai điệu chậm rãi, khoan thai, trầm bổng, mang tính kể chuyện thông qua rất nhiều làn điệu và ca từ bắt nguồn từ dân gian. Loại hình nghệ thuật này còn có cấu trúc giai điệu uyển chuyển, tinh tế.
Đặc biệt, hát xẩm không hề kén người thưởng thức bởi lời xẩm mộc mạc dễ hiểu, phong cách chậm rãi, tự do. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, loại hình nghệ thuật hát xẩm có nguy cơ bị thất truyền bởi các nghệ nhân hát xẩm ngày một vắng bóng.
Huyện Yên Mô từng nổi tiếng có nghệ nhân hát xẩm, nghệ sỹ ưu tú Hà Thị Cầu có thể tự sáng tác, tự trình diễn nhạc cụ và biểu diễn một cách nhuần nhuyễn mang lại “linh hồn” cho loại hình nghệ thuật độc đáo này. Tuy nhiên, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã qua đời năm 2013 do tuổi cao.
Ông Vũ Văn Phó (ở huyện Yên Mô), học trò của nghệ nhân Hà Thị Cầu chia sẻ, ngay từ nhỏ ông đã yêu thích các giai điệu và ca từ của nghệ thuật hát xẩm bởi dù nội dung về tình yêu hay cuộc sống đều được các nghệ nhân hát xẩm “kể” bằng âm nhạc một cách hóm hỉnh, dễ nghe, dễ nhớ như bài “Xẩm Thập Ân,” “Xẩm ngược đời,” “Xẩm Anh Khóa,” “Xẩm Trương Chi.”
Những ca từ của xẩm hàm chứa những triết lý, những lời răn dạy đạo lý rất ý nghĩa.
“Giờ đây, khi đã ở tuổi xế chiều, tôi chỉ mong muốn được kế cận nghệ nhân Hà Thị Cầu truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc cho lớp trẻ”- ông Phó chia sẻ.
Nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đang có nguy cơ bị thất truyền, từ năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm”. Đề án được giao cho Nhà hát chèo Ninh Bình phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Yên Mô thực hiện.
Ông Nguyễn Xuân Bính, Phó Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao huyện Yên Mô cho biết, đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm” nhằm sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài hát xẩm theo các làn điệu cổ truyền, dàn dựng chương trình hát xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát xẩm thông qua các hoạt động biểu diễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Để thực hiện mục tiêu này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú ở Trung ương và địa phương sưu tầm các làn điệu, các bài hát xẩm cổ truyền, biên soạn chương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật hát xẩm cho các diễn viên, nhạc công Nhà hát chèo Ninh Bình, các diễn viên quần chúng ở huyện Yên Mô. Sau khi được truyền nghề, các học viên tham gia dàn dựng, biểu diễn chương trình hát xẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng nghệ thuật hát xẩm tới công chúng và truyền nghề cho lớp trẻ kế cận.
Theo đó, từ năm 2011 đến nay, huyện Yên Mô đã tổ chức hơn 10 lớp truyền dạy hát xẩm miễn phí cho học sinh và cho người yêu thích bộ môn này. Ngoài dạy cho học sinh, huyện Yên Mô còn tổ chức dạy hát xẩm cho giáo viên thanh nhạc của các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn nhằm đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này vào trường học.
Năm 2018, huyện tiếp tục mở lớp truyền dạy nhạc cụ hát xẩm. Đây là lớp học đầu tiên về truyền dạy nhạc cụ hát xẩm với mong muốn xây dựng được lớp nhạc công trẻ kế cận, trong tương lai có thể phát huy loại hình văn hóa phi vật thể hát xẩm. Lớp học được tổ chức trong 2 tháng cho gần 40 học viên, là hội viên các câu lạc bộ hát chèo, hát xẩm trong huyện.
Các học viên được truyền dạy cách sử dụng các nhạc cụ về đàn nhị, trống mảnh và sênh là 3 nhạc cụ quan trọng trong biểu diễn hát xẩm. Thời gian tới, Ủy ban Nhân dân huyện Yên Mô tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này.
Với các hoạt động truyền dạy hát xẩm, biểu diễn, phục vụ các sự kiện và biểu diễn phục vụ khách du lịch cùng nỗ lực từ hoạt động của các cơ quan chức năng ở địa phương, nghệ thuật hát xẩm đang được bảo tồn, phát huy, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.