viết bài văn nghị luận giải thích câu Lời nó chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
0 bình luận về “viết bài văn nghị luận giải thích câu Lời nó chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Mở bài:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người trong xã hội trao đổi những vấn đề về công việc, tình cảm với nhau thông qua hành động giao tiếp, hay nói cách khác, con người dùng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp với nhau. Trong cuộc giao tiếp ấy, con người có thể đem lại niềm vui cũng như hài lòng cho nhau thông qua những lời nói khéo léo, thân tình, tránh được những xích mích, hiểu lầm không đáng có. Nói về cách ứng xử, giao tiếp này, ông cha ta xưa kia cũng có một câu tục ngữ nói về vấn đề này: “ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thân bài:
Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, bởi nó phản ánh được đúng ý nghĩa, mục đích của các cuộc giao tiếp, đồng thời câu tục ngữ cũng như lời khuyên chân thành, lời nhắn nhủ của ông cha ta với các thế hệ hậu bối về cách ững xử khéo léo trong giao tiếp cũng như cách xử dụng lời nói của mình sao cho phù hợp, đạt được mục đích giao tiếp cao nhất của các cuộc giao tiếp. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp chính là cách thức con người trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau. Do đó, trong một ngày ta có thể tiếp xúc với rất nhiều người. Tuy nhiên,trong quá trình tiếp xúc này, ta có gây được thiện cảm với họ hay không lại hoàn toàn vào cách xử dụng ngôn ngữ của chúng ta.
“Lời nói chẳng mất tiền mua”, lời nói là cách con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người. Lời nói là cái vốn có, vì vậy nó được chi phối, điều tiết bởi chính bản thân người nói. Có thể nói điều này, điều kia, nói nhiều, nói ít không bị giới hạn, tùy vào mục đích sử dụng của con người. Vì vậy, lời nói “không mất tiền mua”. Ở đây, các tác giả dân gian như muốn nói với chúng ta về một sự thật hiển nhiên, tưởng chừng như ai cũng biết. Song, hàm ý của câu nói lại hoàn toàn nằm ở vế sau của câu tục ngữ: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nếu ở vế đầu, các tác giả dân gian trình bày về một đặc điểm của lời nói thì ở vế này, lại nhấn mạnh vào lời nhắn nhủ. Vì lời nói không mất tiền mua, vì vậy con người có thể thoải mái sử dụng lời nói của mình mà không gặp bất cứ rào cản nào. Nhưng, lời nói có thể dễ dàng nói ra, nhưng không phải lời nói nào cũng “đi” vào tai người nghe. Người nói có gây thiện cảm với người nghe được không thì còn hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng lời nói của người nói. Các tác giả dân gian khuyên nhủ chúng ta nên có sự lựa chọn phù hợp, sao cho vừa đáp ứng được bối cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp mà vừa tạo được sự ấn tượng, thiện cảm ở người nghe.
Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa là một lời khuyên về cách ứng xử của ông cha cho thế hệ con cháu, vừa thể hiện được phong cách sống khéo léo, uyển chuyển của nhân dân ta. Người dân Việt Nam nổi tiếng với bạn bè quốc tế là một quốc gia chuộm hòa bình, hiếu khách, thân thiện. Sự thân thiện này một phần nằm ở cách cư xử khéo léo, linh hoạt trong mọi trường hợp, trong mọi tình huống giao tiếp. Cùng trong một trường hợp giao tiếp, nhưng người Việt Nam luôn sử dụng lời nói của mình sao cho khéo léo nhất, tránh mất lòng người nghe, gây thiện cảm với người đối diện.
Tuy nhiên, sự khéo léo trong cách ứng xử, sự linh hoạt, chọn lựa trong lời nói không có nghĩa là nói là những lời giả dối, nịnh bợ hợm hĩnh chỉ mong vừa lòng người khác, nâng vị trí của mình trong lòng người ta. Bởi, những lời nói không thật lòng thường biến ta thành những con người giả dối, ấn tượng về ta trong lòng người khác không hơn không kém chỉ là một kẻ nịnh bợ, rào trước đón sau một cách hợm hĩnh. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa khuyên nhủ con người cần có sự khéo léo trong việc sử dụng lời nói nhưng cũng đề cao tính chân thực trong lời nói ấy. Trong những trường hợp cần bị phê bình, lên án thì ta vẫn phải nói thẳng, nói thật. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mà mức độ lời nói của ta khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, khuyên bảo về những khuyết điểm của người khác, ta cần sử dụng những lời nói sao vừa đủ để nhắc nhở song không làm người ta tổn thương đến lòng tự trọng.
Kết bài:
Như vậy, câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa nói về cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội. Vì, lời nói thân tình có thể thắt chặt mối quan hệ tình cảm của con người với con người, làm cho xã hội trở nên bền vững, tốt đẹp hơn.
Mở bài:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người trong xã hội trao đổi những vấn đề về công việc, tình cảm với nhau thông qua hành động giao tiếp, hay nói cách khác, con người dùng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp với nhau. Trong cuộc giao tiếp ấy, con người có thể đem lại niềm vui cũng như hài lòng cho nhau thông qua những lời nói khéo léo, thân tình, tránh được những xích mích, hiểu lầm không đáng có. Nói về cách ứng xử, giao tiếp này, ông cha ta xưa kia cũng có một câu tục ngữ nói về vấn đề này: “ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thân bài:
Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, bởi nó phản ánh được đúng ý nghĩa, mục đích của các cuộc giao tiếp, đồng thời câu tục ngữ cũng như lời khuyên chân thành, lời nhắn nhủ của ông cha ta với các thế hệ hậu bối về cách ững xử khéo léo trong giao tiếp cũng như cách xử dụng lời nói của mình sao cho phù hợp, đạt được mục đích giao tiếp cao nhất của các cuộc giao tiếp. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp chính là cách thức con người trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau. Do đó, trong một ngày ta có thể tiếp xúc với rất nhiều người. Tuy nhiên,trong quá trình tiếp xúc này, ta có gây được thiện cảm với họ hay không lại hoàn toàn vào cách xử dụng ngôn ngữ của chúng ta.
“Lời nói chẳng mất tiền mua”, lời nói là cách con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người. Lời nói là cái vốn có, vì vậy nó được chi phối, điều tiết bởi chính bản thân người nói. Có thể nói điều này, điều kia, nói nhiều, nói ít không bị giới hạn, tùy vào mục đích sử dụng của con người. Vì vậy, lời nói “không mất tiền mua”. Ở đây, các tác giả dân gian như muốn nói với chúng ta về một sự thật hiển nhiên, tưởng chừng như ai cũng biết. Song, hàm ý của câu nói lại hoàn toàn nằm ở vế sau của câu tục ngữ: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nếu ở vế đầu, các tác giả dân gian trình bày về một đặc điểm của lời nói thì ở vế này, lại nhấn mạnh vào lời nhắn nhủ. Vì lời nói không mất tiền mua, vì vậy con người có thể thoải mái sử dụng lời nói của mình mà không gặp bất cứ rào cản nào. Nhưng, lời nói có thể dễ dàng nói ra, nhưng không phải lời nói nào cũng “đi” vào tai người nghe. Người nói có gây thiện cảm với người nghe được không thì còn hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng lời nói của người nói. Các tác giả dân gian khuyên nhủ chúng ta nên có sự lựa chọn phù hợp, sao cho vừa đáp ứng được bối cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp mà vừa tạo được sự ấn tượng, thiện cảm ở người nghe.
Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa là một lời khuyên về cách ứng xử của ông cha cho thế hệ con cháu, vừa thể hiện được phong cách sống khéo léo, uyển chuyển của nhân dân ta. Người dân Việt Nam nổi tiếng với bạn bè quốc tế là một quốc gia chuộm hòa bình, hiếu khách, thân thiện. Sự thân thiện này một phần nằm ở cách cư xử khéo léo, linh hoạt trong mọi trường hợp, trong mọi tình huống giao tiếp. Cùng trong một trường hợp giao tiếp, nhưng người Việt Nam luôn sử dụng lời nói của mình sao cho khéo léo nhất, tránh mất lòng người nghe, gây thiện cảm với người đối diện.
Tuy nhiên, sự khéo léo trong cách ứng xử, sự linh hoạt, chọn lựa trong lời nói không có nghĩa là nói là những lời giả dối, nịnh bợ hợm hĩnh chỉ mong vừa lòng người khác, nâng vị trí của mình trong lòng người ta. Bởi, những lời nói không thật lòng thường biến ta thành những con người giả dối, ấn tượng về ta trong lòng người khác không hơn không kém chỉ là một kẻ nịnh bợ, rào trước đón sau một cách hợm hĩnh. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa khuyên nhủ con người cần có sự khéo léo trong việc sử dụng lời nói nhưng cũng đề cao tính chân thực trong lời nói ấy. Trong những trường hợp cần bị phê bình, lên án thì ta vẫn phải nói thẳng, nói thật. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mà mức độ lời nói của ta khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, khuyên bảo về những khuyết điểm của người khác, ta cần sử dụng những lời nói sao vừa đủ để nhắc nhở song không làm người ta tổn thương đến lòng tự trọng.
Kết bài:
Như vậy, câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa nói về cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội. Vì, lời nói thân tình có thể thắt chặt mối quan hệ tình cảm của con người với con người, làm cho xã hội trở nên bền vững, tốt đẹp hơn.
Xem hình