Viết bài văn nghị luận về chị dậu trong tác phẩm tức nước vỡ bờ Các bạn giúp mình với

Viết bài văn nghị luận về chị dậu trong tác phẩm tức nước vỡ bờ
Các bạn giúp mình với

0 bình luận về “Viết bài văn nghị luận về chị dậu trong tác phẩm tức nước vỡ bờ Các bạn giúp mình với”

  1. Ngô Tất Tố là nhà văn có vốn Nho học khá sâu rộng, đã sống nhiều ở làng quê, có tâm và có tài viết văn. Bởi vậy, năm 1Ớ37 tác phẩm Tắt đèn của ông cho ra mắt trên báo “Việt nữ” đã được sự ủng hộ nhiệt liệt của độc giả. Mặt khác, kiệt tác Tắt đèn còn đáp ứng được vấn đề thời sự nóng hổi trong thòi kỳ Mặt trận Dân chủ: vấn đề nông dân, vấn đề sưu thuế. Cũng năm 1937 nạn lũ lụt hoành hành dữ dội đã làm cho nhiều nông dân tỉnh Bắc Ninh – quê hương của Ngô Tất Tố lâm vào nạn chết đói khủng khiếp và nạn thất nghiệp tràn lan. Với trích đoạn Tức nước vỡ bờ cũng như cả kiệt tác Tắt đèn, Ngô

    Tất Tố đã thể hiện thành công sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân Việt Nam – Chị Dậu – đồng thời phản ánh được những mâu thuẫn trong xã hội lúc ấy.

    Trước khi tìm hiểu chúng ta hãy đọc lại lời “Tiểu dẫn” trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 (NXB GD – 1999). “Sau khi cầm được món tiền bán con bán chó ở nhà Nghị Quế” chị Dậu tưởng rằng mình sẽ nộp xong “món nợ nhà nước”, anh Dậu sẽ được tha về, nào ngờ bọn hào lý cho biết chị còn phải nộp suất sưu của chú Hợi (em ruột anh Dậu) đã chết từ năm ngoái! Và tên thư kí dõng dạc cắt nghĩa “chết cũng không trốn được sưu của nhà nước! (…) Nó chết tháng giêng, chứ nó chết tháng chạp củng vậy, bài chỉ làm rồi người ta không có chữa lại bao giờ, “khai tử” hay không “khai tử” mặc kệ! (…) nó chết vợ con chưa có, ông Lý cứ lấy vào thăn nhân, chồng chị không nộp cho nó thì ai nộp?” Mặc cho chị tha thiết van xin, chúng cho khất một hôm nữa và để cho anh Dậu được về nhà kẻo bị trói cả ngày trong lúc ốm nặng thì chết mất, chúng vẫn trừng trộ dậm dọa, không tha cho anh. Quả nhiên đềm ấy anh Dậu bị ngất xíu đi như chết. Người ta vác anh đi rủ rượi như cái xác đem trả về cho chị Dậu. Chị hoảng hốt lạy gọi chồng và tìm mọi cách cứu chữa anh. Hàng xóm củng đến giúp chị. Cuối cùng anh đã dần tỉnh lại. Bà lão láng giềng đem đến cho chị bát gạo, bảo chị đem nấu cháo. Bên ngoài, tiếng đồng hồ báo hiệu quan sắp về làng đốc thuế, chị Dậu muốn cho chồng húp ngụm cháo rồi mới tính đến việc đưa anh đi trốn. Nhưng nào có được …!”.

    Ngay lúc ấy, bọn tay sai đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Bằng những phẩm chất dịu dàng, có thể nhẫn nhục chịu đựng của người phụ nữ Việt Nam, chị Dậu đã hết lời van xin: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu đâu dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói VỚI ông Lý hãy cho chúng cháu khất…”, (…) “Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!”.

    (…) “Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha

    cho!”.

    Thế nhưng những lời lẽ run run và cố thiết tha của chị Dậu vẫn khó làm động lòng bọn cai lệ và người nhà Lý trưởng bởi vì đầy là

    bọn “đầu trâu mặt ngựa”. Qua đó chúng ta thấy rằng chị Dậu là người phụ nữ thông minh: biết nhường nhịn kẻ bề trên cũng là một cách làm xoa dịu, cải biến hoàn cảnh xấu.

    Và mâu thuẫn càng lên đến đỉnh điểm khi bọn tay sai “trợn ngược hai mắt”, “quát”, “thét” rồi “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch”. Trước tình hình diễn ra quá bế tắc và uất ức, chị Dậu “không thể chịu được nữa liền liều mạng cự lại”: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được hành hạ!”. Vì quá thương chồng trong cơn đau yếu, còn bị đánh đập tàn nhẫn nên chị Dậu mới có hành động chống trả như vậy. Tuy nhiên, bọn ác ôn đó chẳng những không chịu dừng tay mà còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”. Đến lúc này, bằng sức mạnh tiềm tàng của mình, chị Dậu đã vùng dậy chống trả quyết liệt: “Chị Dậu nghiến hai hàm răng: mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung có kể về nhân vật Trương Phi trước khi giao chiến với kẻ thù thường “nghiến hai hàm răng”, đôi mắt “trợn ngược”, La Quán Trung miêu tả tính cách của một đấng nam nhi, một người anh hùng như thế là rất tự nhiên. Còn trong trích đoạn Tức nước vỡ bờ này, Ngô Tất Tố đã để cho chị Dậu “nghiến hai hàm răng” trước bọn tay sai khiến cho độc giả hết sức bất ngờ. Xưa nay trong văn học Việt Nam, chúng ta hiếm khi bắt gặp hình ảnh nữ giới như vậy. Tuy nhiên, độc giả vẫn chấp nhận được và còn thú vị nữa!

    Tính cách của chị Dậu là thế đấy! Đối với những người hiền từ, chị có thái độ đối xử dịu dàng, mềm mỏng. Đối với bọn xấu xa, phi nhân tính, chị sẵn sàng “sấm sét ra tay”. Và thái độ xưng hô của chị Dậu đối với bọn sai nha có sự thay đổi đến … một trăm tám mươi độ! Chị Dậu xưng mình là “bà” và gọi bọn tay sai là “mày”ỉ Sự đổi ngôi kỳ diệu này thể hiện thái độ khinh bỉ, căm phẫn của chị Dậu đối với “kể bề trên’ đồng thời còn toát lên vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam “thà chết đứng còn hơn sống quỳ”.

    Cơn phẫn nộ của chị Dậu bỗng bốc cao hơn lửa cháy. Chị “túm lấy cổ” của tên cai lệ “ấn dúi ra cửa” và “ngã chỏng quèo”. Những từ ngữ miêu tả này đã làm nổi bật “tinh thần phản kháng gan dạ” của chị Dậu trong lúc bị kẻ thù giày xéo, hành hạ tàn nhẫn. Cái tư thế

    ngang tàng, bất khuất của chị Dậu đối lập với cái hình ảnh nhỏ nhoi, yếu hèn, “lèo khoẻ” của tên cai lệ. Nhưng tên cai lệ vừa bại trận thì tên Lý trưởng đã vào cuộc. Hắn “sấn số bước tới giơ gậy chực đánh chị Dậu”. Chị Dậu sẵn sàng tư thế đế vào “hiệp hai”. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, đu đấy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Sức mạnh của chị Dậu thời điểm này có thể so sánh với “chàng khổng lồ” trong các truyện cổ tích thời xưa. Hình tượng chị Dậu hiện lên vừa mạnh khỏe vừa tươi sáng. Chị mạnh khỏe trong cuộc đấu tranh đơn độc, một mình mà “hạ gục” được hai đấng mày râu. Đồng thời chúng ta cũng thấy chị tươi sáng trong phẩm chất sẵn có của mình. Sức mạnh bất ngờ của chị được phát xuất từ “sức mạnh của tình yêu thương”. Chị yêu thương người chồng gầy yếu của mình đang bị cùm kẹp, ốm đau phải chịu cảnh đánh đập vì SƯU thuế. Chị tận tình chăm sóc từng miếng ăn, thức uống cho chồng. Dù bữa rau, bữa cháo, bữa khoai, dù đói hay no, nghĩa vợ tình chồng vẫn mãi keo sơn. Mặt khác, chị còn yêu thương đàn con thơ dại khi phải xa cha, khi chia lìa mẹ vì những lý do vô cớ. Tấm lòng người vợ, tấm lòng người mẹ của chị Dậu đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu thương, sưởi ấm không những ở trích đoạn này mà còn ở cả tiểu thuyết Tắt đèn.

    Xét cho cùng, thái độ chống trả quyết liệt của chị Dậu đôi với bọn phong kiến là một hành động đấu tranh tự phát, đơn côi và liều lĩnh: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được …” Thái độ và hành động của chị Dậu gợi chúng ta liên tưởng đến nhân vật anh Pha trong tiểu thuyết Bước đường cùng của nhà văn Nguyễn Công Hoan: Anh Pha là “hình tượng nhân vật nông dân duy nhất có sự phát triển về ý thức đấu tranh chống’kẻ thủ giai cấp đòi quyền sống” trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945. Anh Pha đã từng nói trong truyện: “Tôi thề ràng sẽ chiến đấu đến cùng”. Anh Pha dám phang vào đầu tên Nghị Lại chiếc đòn gánh đi kèm một lời nguyền rủa “Đồ ăn cướp”. Khi bị trói khiêng đi, cửa tù đang chờ đợi, anh Pha vẫn “muốn nuôi trong lòng một mối hận nghìn năm”. Mặc dù anh Pha có ý thức đấu tranh nhưng tính cách vẫn còn nhút nhát, yếu mềm,…. Cuối cùng, thất bại là hậu quả tất yếu. Như vậy, cả nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố) lẫn anh Pha trong Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan)

    vẫn chưa phải là nhân ‘Vật tiêu biểu cho những người nông dân giác ngộ Cách mạng thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1936 – 1939.

    Tóm lại, trong kiệt tác Tắt đèn cũng như trong trích đoạn này, chị Dậu là một hình tượng người phụ nữ nông dân đẹp trong đau khổ. Càng trong đau khổ, tâm hồn của chị Dậu càng ngời sáng lung linh. Cứ mỗi lần đi ngang cánh đồng sen mênh mông, bát ngát, nhìn những đoá hoa sen trắng nõn giữa bùn nhơ, em chợt nhó’ đến những phẩm chất thanh sạch, tinh khiết của chị Dậu cũng như của biết bao người phụ nữ Việt Nam đáng yêu khác.

    chúc bạn học tốt

    Bình luận
  2. Chị Dậu là con người biết chịu nhẫn nhục. Trong ứng xử với bọn cai lệ, chị Dậu luôn giữ thái độ nhã nhặn, nhún nhường, đủ tình đủ lý. Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi , chị phải van xin rồi van lạy chúng. Khi bọn cai lệ nói năng thô tục, chị Dậu vẫn khiêm nhường gọi chúng là “ông”, “các ông” và xưng là “cháu”, “nhà cháu”. Người nông dân khốn khổ ấy đã cố chịu đựng, cố kìm nén mọi nỗi đau khổ kể cả bị sỉ nhục để bảo vệ tính mạng cho người chồng. Đó cũng là biểu hiện của người tự nhận thức mình là phận dưới, giữ mình trong khuôn khổ của phép tắc xã hội.

    Nhưng “tức nước” rồi cũng sẽ “vỡ bờ”. Nhẫn nhục đã đủ, chị Dậu đã đứng dậy vùng lên chống trả kẻ thù. Sau khi bị tên cai lệ đánh và đe dọa không tha anh Dậu, chị Dậu “tức quá, không thể chịu được, cự lại”. Và tiếp sau đó người đàn bà giàu tình thương chồng và ngùn ngụt lòng căm hận đã nghiến hai hàm răng thách thức kẻ thù: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

    Cách xưng hô không còn khiêm nhường là “ông- cháu”, “ông- tôi” nữa mà đã biến thành “mày- bà”. Tình thế đã thay đổi, con người ấy không còn chịu nhẫn nhịn nữa mà đã vùng lên với một sức mạnh phi thường. Không kết thúc ở lời đe dọa, với sức khỏe của người đàn bà lực điền, chị “túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”.

    Trong chốc lát chị Dậu đã quật ngã hai tên đầu trâu mặt ngựa bằng sức mạnh của niềm căm thù phẫn nộ. Tới đây giọng kể của tác giả hào hứng như đang cổ vũ, khích lệ cho nhân vật vậy. Trong cả trận đấu tay đôi với những tên cai lệ và người nhà lý trưởng, chị Dậu luôn hiện lên là con người chủ động, bình tĩnh, gan góc, dũng cảm. Chị đã chiến thắng một cách hiên ngang.

    Bằng ngòi bút hiện thực xuất sắc, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu là điển hình xuất sắc của người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến, tuy đói nghèo nhưng vẫn giàu tình thương và tiềm ẩn trí căm thù, vẫn giàu sức mạnh để chống lại cường quyền, áp bức. Qua đó, nhà văn giúp ta hiểu sâu sắc một quy luật xã hội : tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì sẽ có đấu tranh.

    Bình luận

Viết một bình luận