viết cho mình cái mở bài gián tiếp cho 2 bài mùa xuân nho nhỏ và những ngôi sao xa xôi

viết cho mình cái mở bài gián tiếp cho 2 bài mùa xuân nho nhỏ và những ngôi sao xa xôi

0 bình luận về “viết cho mình cái mở bài gián tiếp cho 2 bài mùa xuân nho nhỏ và những ngôi sao xa xôi”

  1. Mùa xuân nho nhỏ: 

    “Thời gian qua kẽ tay

    Làm khô những chiếc lá

    Riêng những câu thơ còn xanh

    Riêng những bài hát còn xanh”

    (Văn Cao)

    Văn chương luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân loại. Dù lớp bụi thời gian có phủ mờ tất cả, duy chỉ có văn chương nghệ thuật là xanh tươi mãi với đời. Thế nhưng, những tác phẩm có thể in dấu trong lòng bạn đọc phải là những tác phẩm truyền tải được những bức thông điệp quý báu. Và “Mùa xuân nho nhỏ” chính là một thi phẩm như vậy. Thông qua tác phẩm này, Thanh Hải đã thể hiện lẽ sống ước mong cống hiến đầy cao đẹp.

    Những ngôi sao xa xôi:

    Chiến tranh là cõi bom rơi, đạn lạc, là những cuộc chia ly không biết ngày đoàn tụ. Chiến tranh là ký ức đau thương của cả dân tộc. Thế nhưng người Việt Nam “càng vất vả đau thương” lại càng “tươi thắm vô ngần” (chữ dùng của Nguyễn Đình Thi). Chính trong hoàn cảnh chiến tranh ấy, người Việt Nam càng ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Biết bao nhà văn, nhà thơ đã cất tiếng ca ca ngợi phẩm chất anh hùng của dân tộc Việt Nam. Lê Minh Khuê cũng góp vào bản hòa ca ấy bằng tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. 

    Bình luận
  2. Mùa xuân nho nhỏ: Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở. Trước cái đẹp của sức sống mơn mởn của vạn vật ấy, các thí nhân, những người có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp của đời đã cho ra những tuyệt tác như “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử hay “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, “Cáo bệnh, báo mọi người” của Mãn Giác Thiền Sư … “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một trong số ấy! Chúng ta bắt gặp trong bài thơ những nét xuân riêng, những cảm xúc riêng của một nhà thơ đầy yêu thương và khao khát:

    “Mọc giữa dòng sông xanh

    Nhịp phách tiền đất Huế.”

    Những ngôi sao xa xôi: Hiện thực của một đất nước thường có chiến tranh đã khơi gợi những xúc cảm, những tình cảm và ý thức trách nhiệm của người cầm bút; từ đó, chiến tranh đã trở thành đề tài quen thuộc trong văn học dân tộc. Văn học đã gắn với những cuộc trường chinh của non sông đất nước! Đến với những trang văn chương thời chống Mỹ cứu nước, chúng ta từng bắt gặp những tác phẩm có giá trị như truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, bài thơ “Khoảng trời – Hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ … “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong số đó. Đọc tác phẩm, chúng ta cảm nhận qua cuộc sống gian khổ mà hào hùng, qua những phẩm chất của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường, hiện thực thời đánh Mỹ cùng vẻ đẹp hào hùng của thế hệ trẻ Việt Nam ngày ấy.

     

    Bình luận

Viết một bình luận