Viết đoạn phân tích người chiến sĩ trong bài đồng chí
0 bình luận về “Viết đoạn phân tích người chiến sĩ trong bài đồng chí”
Phạm Tiến Duật là cây bút xuất hiện trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ anh chủ yếu viết về những chiến sĩ, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Là người trong cuộc nhà thơ rất hiểu cuộc sống chiến đấu, đời sống tâm hồn của họ. Nguyên là một thành viên của đoàn 559, Phạm Tiến Duật đặc biệt quan tâm đến những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi tươi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam của họ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ khá tiêu biểu cho chủ đề ấy của anh. Tứ thơ được hình thành từ một hình tượng, một chi tiết độc đáo: những chiếc xe không kính chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Lời thơ của Phạm Tiến Duật hết sức tự nhiên chẳng khác gì lời nói bình thường hàng ngày. Cái gian khổ nguy hiểm: bom giật làm vỡ kính xe được anh kể lại một cách tự nhiên như không. Đó là chuyện quá bình thường đối với người lính lái xe trong thời chiến. Ngay khổ thơ mở đầu nhà thơ đã phác họa trước mắt người đọc tư thế hiên ngang của họ. Điệp từ “nhìn” được nhấn mạnh ba lần trong một câu kết hợp với cách ngắt nhịp hai – hai – hai: “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” đã diễn tả được cái tư thế hiên ngang ấy. Mặc dù bom đạn trên đầu, mặc dù mặt đường sạt lở cây cối ngổn ngang, phải qua bao dốc cao, vực thẳm họ vẫn giữ nguyên tư thế ung dung, hiên ngang, như chẳng có việc gì xảy ra. Không có kính hóa ra lại hay, bởi vì: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng, Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái. Phải người trong cuộc mới viết được những câu thơ vừa hay vừa chính xác đến như thế. Tâm hồn các chiến sĩ lái xe thật lãng mạn. Nhờ không có kính mà sao trời, cánh chim “như sa, như ùa” vào buồng lái. Sao và chim trở thành người bạn đường của họ. “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” tả rất đúng cảm giác của người lái xe không kính, đồng thời còn nói được sự gắn bó của họ đối với con đường Trường Sơn, con đường đánh Mĩ: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những chiến sĩ lái xe thật trẻ, thật hồn nhiên, pha một chút ngang tàng đáng yêu, đúng là kiểu ngang tàng của lính lái xe: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha! Có lần, bình khổ thơ này, Xuân Diệu tỏ ra không thích lắm về tiếng cười “ha ha”. Biết làm sao được! Đó là quyền của người thưởng thức. Nhưng cánh lính lái xe chắc là rất khoái vì Phạm Tiến Duật đã vẽ được rất đúng chân dung của họ. Cái dáng “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” thoải mái, trẻ trung càng làm nổi bật tư thế hiên ngang, tâm hồn lạc quan của họ trong những năm tháng vô cùng ác liệt. Những người lái xe coi gian khổ như không: Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!. “ừ thì ướt áo” chuyện quá bình thường không đáng kể. “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” thì cũng chẳng sao. Tất cả rồi sẽ nhanh chóng qua đi: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi?”… Vẫn cái chất giọng ngang tàng đáng yêu của lính lái xe. Tình cảm gắn bó giữa các chiến sĩ lái xe cũng được diễn tả rất đúng, rất hợp cái phong cách ngang tàng đáng yêu của họ: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội, Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Họ đều vất vả gian khổ như nhau, họ phải trải qua những phút giây nguy hiểm như nhau, họ chào nhau bằng cái bắt tay cảm thông và tin cậy. “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” mang rất nhiều ý nghĩa. Sự gắn bó thân thiết ấy còn được nhà thơ diễn tả qua bữa ăn dã chiến của họ: “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Họ coi nhau như anh em trong một nhà, cùng san sẻ với nhau bao khó khăn, vất vả. Đời sống chiến đấu càng thiếu thốn, gian khổ càng xích họ lại gần nhau hơn. Bài thơ kết thúc bằng sự nhận thức rất sâu sắc của người lính lái xe: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Có thể còn nhiều gian khổ, còn nhiều mất mát, còn nhiều hi sinh… nhưng không thể ngăn cản được bước tiến của người lái xe nói riêng của dân tộc ta nói chung. “Trái tim” ở đây là trái tim yêu thương đối với đồng bào miền Nam, trái tim đã nguyện chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Bài thơ về tiểu đội xe không kính có một chất giọng riêng đáng quý. Chất giọng tự nhiên pha chút ngang tàng rất phù hợp với các chiến sĩ lái xe thời chiến. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu được đời sống chiến đấu hết sức gian khổ thiếu thốn của họ, hiểu được tư thế hiên ngang, tâm hồn trẻ trung lãng mạn và ý chí cao đẹp của họ. Phạm Tiến Duật đã có những đóng góp đáng quý cho nền thơ ca chống Mĩ cứu nước.
Hình ảnh người chiến sĩ trong bài Đồng Chí của Chính Hữu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Họ là những người lính nông dân nay ra đi vì tiếng gọi của lí tưởng. Người lính nông dân cùng chung hoàn cảnh, chung nhiệm vụ kề vai sát cánh gọi nhau hai tiếng “đồng chí” thiêng liêng vô cùng. Hoàn cảnh nơi chiến trường đầy rẫy những khó khăn nhưng không vì thế mà những người lính ngại khó, ngại khổ. Dẫu áo rách, quần vá, sốt cao, bệnh tật nhưng ở người lính cách mạng, ta vẫn bắt gặp sự nhiệt huyết, tinh thần và lí tưởng thật đẹp. Họ chiến đấu, họ vượt len mọi gian khó hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ Cách mạng lớn lao. Chân dung tinh thần họ mãi sáng ngời cùng với ý chí, niềm tin vào ngày mai tươi đẹp.
Phạm Tiến Duật là cây bút xuất hiện trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ anh chủ yếu viết về những chiến sĩ, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Là người trong cuộc nhà thơ rất hiểu cuộc sống chiến đấu, đời sống tâm hồn của họ. Nguyên là một thành viên của đoàn 559, Phạm Tiến Duật đặc biệt quan tâm đến những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi tươi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam của họ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ khá tiêu biểu cho chủ đề ấy của anh.
Tứ thơ được hình thành từ một hình tượng, một chi tiết độc đáo: những chiếc xe không kính chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Lời thơ của Phạm Tiến Duật hết sức tự nhiên chẳng khác gì lời nói bình thường hàng ngày. Cái gian khổ nguy hiểm: bom giật làm vỡ kính xe được anh kể lại một cách tự nhiên như không. Đó là chuyện quá bình thường đối với người lính lái xe trong thời chiến. Ngay khổ thơ mở đầu nhà thơ đã phác họa trước mắt người đọc tư thế hiên ngang của họ. Điệp từ “nhìn” được nhấn mạnh ba lần trong một câu kết hợp với cách ngắt nhịp hai – hai – hai: “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” đã diễn tả được cái tư thế hiên ngang ấy. Mặc dù bom đạn trên đầu, mặc dù mặt đường sạt lở cây cối ngổn ngang, phải qua bao dốc cao, vực thẳm họ vẫn giữ nguyên tư thế ung dung, hiên ngang, như chẳng có việc gì xảy ra. Không có kính hóa ra lại hay, bởi vì:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Phải người trong cuộc mới viết được những câu thơ vừa hay vừa chính xác đến như thế. Tâm hồn các chiến sĩ lái xe thật lãng mạn. Nhờ không có kính mà sao trời, cánh chim “như sa, như ùa” vào buồng lái. Sao và chim trở thành người bạn đường của họ. “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” tả rất đúng cảm giác của người lái xe không kính, đồng thời còn nói được sự gắn bó của họ đối với con đường Trường Sơn, con đường đánh Mĩ: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Những chiến sĩ lái xe thật trẻ, thật hồn nhiên, pha một chút ngang tàng đáng yêu, đúng là kiểu ngang tàng của lính lái xe:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!
Có lần, bình khổ thơ này, Xuân Diệu tỏ ra không thích lắm về tiếng cười “ha ha”. Biết làm sao được! Đó là quyền của người thưởng thức. Nhưng cánh lính lái xe chắc là rất khoái vì Phạm Tiến Duật đã vẽ được rất đúng chân dung của họ. Cái dáng “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” thoải mái, trẻ trung càng làm nổi bật tư thế hiên ngang, tâm hồn lạc quan của họ trong những năm tháng vô cùng ác liệt.
Những người lái xe coi gian khổ như không:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!.
“ừ thì ướt áo” chuyện quá bình thường không đáng kể. “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” thì cũng chẳng sao. Tất cả rồi sẽ nhanh chóng qua đi: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi?”… Vẫn cái chất giọng ngang tàng đáng yêu của lính lái xe.
Tình cảm gắn bó giữa các chiến sĩ lái xe cũng được diễn tả rất đúng, rất hợp cái phong cách ngang tàng đáng yêu của họ:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội,
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Họ đều vất vả gian khổ như nhau, họ phải trải qua những phút giây nguy hiểm như nhau, họ chào nhau bằng cái bắt tay cảm thông và tin cậy. “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” mang rất nhiều ý nghĩa. Sự gắn bó thân thiết ấy còn được nhà thơ diễn tả qua bữa ăn dã chiến của họ: “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Họ coi nhau như anh em trong một nhà, cùng san sẻ với nhau bao khó khăn, vất vả. Đời sống chiến đấu càng thiếu thốn, gian khổ càng xích họ lại gần nhau hơn.
Bài thơ kết thúc bằng sự nhận thức rất sâu sắc của người lính lái xe:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Có thể còn nhiều gian khổ, còn nhiều mất mát, còn nhiều hi sinh… nhưng không thể ngăn cản được bước tiến của người lái xe nói riêng của dân tộc ta nói chung. “Trái tim” ở đây là trái tim yêu thương đối với đồng bào miền Nam, trái tim đã nguyện chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính có một chất giọng riêng đáng quý. Chất giọng tự nhiên pha chút ngang tàng rất phù hợp với các chiến sĩ lái xe thời chiến. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu được đời sống chiến đấu hết sức gian khổ thiếu thốn của họ, hiểu được tư thế hiên ngang, tâm hồn trẻ trung lãng mạn và ý chí cao đẹp của họ. Phạm Tiến Duật đã có những đóng góp đáng quý cho nền thơ ca chống Mĩ cứu nước.
Hình ảnh người chiến sĩ trong bài Đồng Chí của Chính Hữu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Họ là những người lính nông dân nay ra đi vì tiếng gọi của lí tưởng. Người lính nông dân cùng chung hoàn cảnh, chung nhiệm vụ kề vai sát cánh gọi nhau hai tiếng “đồng chí” thiêng liêng vô cùng. Hoàn cảnh nơi chiến trường đầy rẫy những khó khăn nhưng không vì thế mà những người lính ngại khó, ngại khổ. Dẫu áo rách, quần vá, sốt cao, bệnh tật nhưng ở người lính cách mạng, ta vẫn bắt gặp sự nhiệt huyết, tinh thần và lí tưởng thật đẹp. Họ chiến đấu, họ vượt len mọi gian khó hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ Cách mạng lớn lao. Chân dung tinh thần họ mãi sáng ngời cùng với ý chí, niềm tin vào ngày mai tươi đẹp.