Viết đoạn văn (10-12 câu) lập luận theo cách tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về phần 2 bài “Nước Đại Việt ta”. Trong đoạn văn có 1 câu cảm thán, chú thích câu đó
Giúp mình đi ạ mình sẽ cho 5 sao
Viết đoạn văn (10-12 câu) lập luận theo cách tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về phần 2 bài “Nước Đại Việt ta”. Trong đoạn văn có 1 câu cảm thán, chú thích câu đó
Giúp mình đi ạ mình sẽ cho 5 sao
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Thật tuyệt vời! Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lậpSo với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc – bài thơ “Sông núi nước Nam” – thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.