viết đoạn văn 10 câu phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo cay một hạt đắng cay muôn phần
viết đoạn văn 10 câu phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo cay một hạt đắng cay muôn phần
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo cay một hạt đắng cay muôn phần.
Trong bài ca dao trên, tác giả đã sử dụng thành công rất nhiều những phép tu từ, nghệ thuật đặc sắc. Trong hai câu đầu, cụ thể là câu thứ hai, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh kết hợp với nói quá. Tác giả khéo léo lấy hình ảnh ” mưa ” để so sánh với những giọt mồ hôi của người nông dân. Phép tu từ đó đã góp phần làm bài ca dao tăng sức gợi cảm và hay hơn. Đồng thời , nó làm nổi bật lên sự mệt nhọc của người nông dân khi phải đi cày ruộng vào một buổi trưa nắng gắt. Hai câu cuối chính là những lời nhắn nhủ . Họ mong rằng tất cả những người bưng bát gạo trên tay hãy trân trọng nó. Bởi những hạt gạo đó được làm từ những giọt mồ hôi, sức lao động mệt nhọc của những người nông dân chăm chỉ.
Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn.
Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá “mồ hôi thánh thót” để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.