Viết đoạn văn (7-10 câu): liên hệ bản thân + rút ra bài học (về nhận thức và hành động) của đề văn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– cần gấp ạ!
Viết đoạn văn (7-10 câu): liên hệ bản thân + rút ra bài học (về nhận thức và hành động) của đề văn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– cần gấp ạ!
Đây bạn Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Ôi thật đáng trân trọng biết bao !
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học cho mỗi chúng ta. Là một người học sinh, em càng hiểu về trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ, phát huy truyền thông tốt đẹp ấy. Em cần phải nỗ lực học tập để xứng đáng với những hi sinh của cha ông, với những giọt mồ hôi nhọc nhằn của cha mẹ. Đồng thời, trong cuộc sống thường ngày, em cần bày tỏ sự biết ơn của mình với cha mẹ, thầy cô… Từ suy nghĩ cho đến hành động, em hiểu bản thân mình cần có trách nhiệm vì được nhận vô vàn yêu thương của thế hệ trước. Không chỉ là người ăn quả, ai trong chúng ta cũng có thể trở thành người trồng cây trong từng hành động nhỏ. Mỗi một việc làm của ta như bảo vệ môi trường, như gìn giữ thiên nhiên, giúp một ai đó qua đường, trân trọng một đồ vật… Mọi thứ nhỏ bé thôi nhưng ai cũng có thể dùng nhận thức của mình để phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc. Nếu vô ơn, bạc bẽo thì ta không xứng đáng với những người trồng cây, với những quả ngọt mà cha ông vất vả tạo dựng.