Viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận vê 3 câu thơ cuối bài thơ “đồng chí” có sử dụng phép lặp và 1 câu hỏi tu từ
0 bình luận về “Viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận vê 3 câu thơ cuối bài thơ “đồng chí” có sử dụng phép lặp và 1 câu hỏi tu từ”
Đọc bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu chắc hẳn người đọc không thể quên được ba câu thơ cuối đầy lãng mạn và sâu sắc :
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Là người lính, nhiệm vụ chính của các anh là đánh giặc, vì thế tình đồng chí đẹp nhất là sự gắn bó của những người lính khi thực hiện nhiệm vụ. Vậy các anh đang đứng trước nhiệm vụ gì ? Nó là đầy rẫy những khó khăn thử thách bởi những việc mà các anh đang làm đây sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Các anh làm nhiệm vụ trong đêm khuya, giữa rừng hoang vắng, hứng chịu từng cơn rét đậm rét hại của sương muối – sương giá đọng trên cành lá, trắng như muối, thường chỉ xuất hiện mùa đông miền Bắc. Chính vì xuất hiện trong cảnh tượng âm u , lạnh lẽo như thế, hình ảnh người lính lại hiện lên thật cao đẹp :
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Dẫu có khó khăn, gian khổ các anh vẫn kề vai sát cánh, cùng nhau ” chờ giặc tới”. Bỗng chốc tầm vóc của người lính trở nên thật kì vĩ, lớn lao. Các anh không chỉ mang trên mình một nghĩa vụ cao cả – bảo vệ nền hòa bình cho dân tộc mà còn thực hiện nghĩa vụ ấy với một tư thế chủ động, hiên ngang, sẵn sàng cầm súng chiến đấu, các anh là những người nông dân mặc áo lính dũng cảm. Hơn nữa, ở các anh còn thấm đượm tình đồng chí sâu sắc, từ “bên” không chỉ cho thấy sự đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh mà còn nối liền hai con người từ những vùng miền xa xôi lại với nhau, bởi tinh thần chiến đấu của các anh là bao la, là rộng lớn, nó phá vỡ mọi khoảng cách để giờ đây các anh cùng nhau “chờ giặc tới”. Tình đồng chí lại được thể hiện rõ nét ở câu cuối bài thơ:
Đầu súng trăng treo.
Vừa là câu kết của toàn bài vừa là điểm nhấn, câu thơ nêu lên biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thời kì kháng chiến chống Pháp. Súng tượng trưng cho chiến tranh ( hiện thực); trăng tượng trưng cho hòa bình ( lãng mạn ); hai hình ảnh hòa quyện với nhau song hành trong câu thơ đã nói lên khát vọng của những người chiến sĩ nói riêng và toàn dân nói chung về một dân tộc độc lập, một đất nước tự do. Súng là mặt đất, trăng là trời cao, ở các anh luôn có sự kết hợp giữa chất chiến sĩ và chất thi sĩ – một nét đẹp của con người Việt Nam.
Khổ cuối bài thơ “Đồng chí” là một bức tranh đẹp về biểu tượng của tình đồng chí đồng đội. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Ba câu thơ cuối của bài thơ vừa thể hiện tình đồng chí của người lính trong chiến đấu vừa gợi lên hình ảnh người lính rất đẹp, rất lãng mạn. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Nơi rừng hoang, trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng “chờ giặc tới”. Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, những người lính lại sát “cánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu, không quản ngại khó khăn gian khổ. Hình ảnh những người lính hiện lên rất chân thực, rất đẹp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” vừa là hình ảnh tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đêm đứng gác về khuya, trăng xuống thấp, những người lính lại đeo súng trên vai nên ta có cảm giác như trăng treo nơi đầu súng. Phải chăng ánh trăng như đã giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình? Nhưng cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng của hoà bình. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.
– phép lặp: nơi rừng hoang
– câu hỏi tu từ: Phải chăng ánh trăng như đã giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình
Đọc bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu chắc hẳn người đọc không thể quên được ba câu thơ cuối đầy lãng mạn và sâu sắc :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Là người lính, nhiệm vụ chính của các anh là đánh giặc, vì thế tình đồng chí đẹp nhất là sự gắn bó của những người lính khi thực hiện nhiệm vụ. Vậy các anh đang đứng trước nhiệm vụ gì ? Nó là đầy rẫy những khó khăn thử thách bởi những việc mà các anh đang làm đây sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Các anh làm nhiệm vụ trong đêm khuya, giữa rừng hoang vắng, hứng chịu từng cơn rét đậm rét hại của sương muối – sương giá đọng trên cành lá, trắng như muối, thường chỉ xuất hiện mùa đông miền Bắc. Chính vì xuất hiện trong cảnh tượng âm u , lạnh lẽo như thế, hình ảnh người lính lại hiện lên thật cao đẹp :
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Dẫu có khó khăn, gian khổ các anh vẫn kề vai sát cánh, cùng nhau ” chờ giặc tới”. Bỗng chốc tầm vóc của người lính trở nên thật kì vĩ, lớn lao. Các anh không chỉ mang trên mình một nghĩa vụ cao cả – bảo vệ nền hòa bình cho dân tộc mà còn thực hiện nghĩa vụ ấy với một tư thế chủ động, hiên ngang, sẵn sàng cầm súng chiến đấu, các anh là những người nông dân mặc áo lính dũng cảm. Hơn nữa, ở các anh còn thấm đượm tình đồng chí sâu sắc, từ “bên” không chỉ cho thấy sự đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh mà còn nối liền hai con người từ những vùng miền xa xôi lại với nhau, bởi tinh thần chiến đấu của các anh là bao la, là rộng lớn, nó phá vỡ mọi khoảng cách để giờ đây các anh cùng nhau “chờ giặc tới”. Tình đồng chí lại được thể hiện rõ nét ở câu cuối bài thơ:
Đầu súng trăng treo.
Vừa là câu kết của toàn bài vừa là điểm nhấn, câu thơ nêu lên biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thời kì kháng chiến chống Pháp. Súng tượng trưng cho chiến tranh ( hiện thực); trăng tượng trưng cho hòa bình ( lãng mạn ); hai hình ảnh hòa quyện với nhau song hành trong câu thơ đã nói lên khát vọng của những người chiến sĩ nói riêng và toàn dân nói chung về một dân tộc độc lập, một đất nước tự do. Súng là mặt đất, trăng là trời cao, ở các anh luôn có sự kết hợp giữa chất chiến sĩ và chất thi sĩ – một nét đẹp của con người Việt Nam.
* Câu hỏi tu từ : in đậm
* Phép lặp ( điệp ngữ ): người lính
Khổ cuối bài thơ “Đồng chí” là một bức tranh đẹp về biểu tượng của tình đồng chí đồng đội. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Ba câu thơ cuối của bài thơ vừa thể hiện tình đồng chí của người lính trong chiến đấu vừa gợi lên hình ảnh người lính rất đẹp, rất lãng mạn. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Nơi rừng hoang, trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng “chờ giặc tới”. Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, những người lính lại sát “cánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu, không quản ngại khó khăn gian khổ. Hình ảnh những người lính hiện lên rất chân thực, rất đẹp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” vừa là hình ảnh tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đêm đứng gác về khuya, trăng xuống thấp, những người lính lại đeo súng trên vai nên ta có cảm giác như trăng treo nơi đầu súng. Phải chăng ánh trăng như đã giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình? Nhưng cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng của hoà bình. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.
– phép lặp: nơi rừng hoang
– câu hỏi tu từ: Phải chăng ánh trăng như đã giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình