Viết đoạn văn diễn dịch sấp sỉ 12 câu , phân tích tâm trạng của nhân vật trong đoạn 2 bài Kiều ở lầu ngưng Bích ( sử dụng phép nối , cách dẫn trực tiế

Viết đoạn văn diễn dịch sấp sỉ 12 câu , phân tích tâm trạng của nhân vật trong đoạn 2 bài Kiều ở lầu ngưng Bích ( sử dụng phép nối , cách dẫn trực tiếp ) ai xong nhanh nhất mk tặng 5 sao nhé

0 bình luận về “Viết đoạn văn diễn dịch sấp sỉ 12 câu , phân tích tâm trạng của nhân vật trong đoạn 2 bài Kiều ở lầu ngưng Bích ( sử dụng phép nối , cách dẫn trực tiế”

  1. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích không chỉ là cảnh biển trước lầu Ngưng Bích trong xa mờ; mà còn là nỗi nhớ thương người yêu, nhớ thương cha mẹ da diết của người con gái tài sắc -Thúy Kiều qua đoạn 2. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ,  nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi  xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo, giàu đức hi sinh. Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ  cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng. Như vậy, 8 câu thơ là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ.

    -phép nối; như vậy

    – dẫn trực tiếp: Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

    Bình luận
  2. Tám câu thơ đoạn 2 trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là nỗi niềm thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều. Kiều nhớ đến đêm trăng thề nguyện, hai người cùng uống chén rượu thủy chung, hứa sẽ bên nhau trọn đời. Nhưng bây giờ nàng đang phải lạc lõng nơi đất khách, nên nàng tưởng Kim Trọng đang đợi tin tức của mình, còn mình thì bặt vô âm tín. Câu thơ như một lời khẳng định về tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều đối với Kim Trọng dù trên bước đường đời có phải trải qua bao sóng gió thì tấm lòng son ấy mãi vẹn nguyên. Đồng thời, đây cũng là lời tự vấn lương tâm của Kiều, Kiều cho rằng tấm lòng son sắt của mình với Kim Trọng đã bị hoen ố, đã bị dập vùi khi Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh nên không biết bao giờ mới gột rửa cho sạch được vết nhơ nhuốc ấy. Như vậy, trong nỗi nhớ chàng Kim, Thúy Kiều không chỉ bộc lộ nỗi niềm mong ngóng khắc khoải mà còn bộc lộ cả nỗi đau đớn, cùng cực, tủi hổ đến xe tâm can. Qua đó cho thấy được tấm lòng thủy chung, son sắt của Kiều dành cho Kim Trọng. Sau nỗi nhớ người yêu, Kiều tiếp tục nhớ tới cha mẹ – người thân yêu ruột thịt của mình. Nếu nỗi nhớ chàng Kim của Kiều, Nguyễn Du dùng động từ “tưởng” thì khi diễn tả tấm lòng hiếu lễ với cha mẹ của Kiều, tác giả lại sử dụng tính từ “Xót”. Xót nghĩa là thương, thương đến mức xót xa trong lòng. Không xót xa sao được khi một đứa con hiếu thảo như Kiều lại cứ nghĩ đến hình ảnh cha mẹ đang tựa cửa ngóng chờ con trở về, còn con thì vẫn bóng chim tăm cá, không thấy đâu. Nàng còn lo lắng cho cha mẹ khi mà đã tuổi cao sức yếu: “Không biết có ai chăm sóc cho không, hai em có làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của phận làm con hay không?” Cụm từ “cách mấy nắng mưa” có tính chất gợi tả thời gian, cho thấy sự xa cách của biết bao ngày mưa nắng nhưng cũng đồng thời gợi đến khoảng cách về không gian địa lí, sự xa xôi cách trở giữa nàng với cha mẹ biết bao giờ được gặp lại để làm tròn bổn phận làm con. Qua tâm trạng xót xa, buồn tủi và lo lắng khi nhớ về cha mẹ, gia đình của Kiều, chúng ta thấy được tấm lòng thảo thơm, hiếu nghĩa của Kiều dành cho cha mẹ rất là lớn lao, cao cả và thiêng liêng.

    – Phép nối: Đồng thời

    – Cách dẫn trực tiếp: Nàng còn lo lắng cho cha mẹ khi mà đã tuổi cao sức yếu: “Không biết có ai chăm sóc cho không, hai em có làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của phận làm con hay không?”

    Bình luận

Viết một bình luận