viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm nhận về tình đồng đội của người lính lái xe trong bài ‘bài thơ về tiểu đội xe ko kính’. trong đoạn văn có sử dụn

viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm nhận về tình đồng đội của người lính lái xe trong bài ‘bài thơ về tiểu đội xe ko kính’. trong đoạn văn có sử dụng caau ghép ( chú thích )

0 bình luận về “viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm nhận về tình đồng đội của người lính lái xe trong bài ‘bài thơ về tiểu đội xe ko kính’. trong đoạn văn có sử dụn”

  1. Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, chúng ta bắt gặp hình ảnh thật đẹp về tình đồng đội của người lính lái xe. Họ là những người tếu táo, vui tươi và mang trong mình tinh thần lạc quan. Lạc quan đã giúp người lính dìu nhau vượt lên gian khó chiến trường để rồi “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Phải vô cùng gắn bó, vô cùng thấu hiểu nhau thì những chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn mới có thể bày tỏ tình yêu, sự gắn bó bằng những trêu đùa rất lính tráng đến thế. Đặc biệt ,ở họ ta còn bắt gặp tình đoàn kết giữa họ. “Họp thành tiểu đội” – đó không phải điều đơn giản, dễ dàng với người lính nhất là trong hoàn cảnh gian khó. Tiểu đội đó là cách gọi của sự gắn kết giữa những con người lạc quan. Cách nói thân thiết “gặp bạn bè” và hành động “bắt tay nhau qua cửa kính” càng minh chứng rõ nét tấm lòng của họ dành cho nhau. Sự yêu thương, cái bắt tay như truyền cho nhau thêm hơi ấm, tiếp lửa niềm tin và giúp nhau vượt lên những gian khổ nơi chiến trường. Và rồi mọi đau thương kia lùi dần. Nếu người lính không lạc quan, không yêu thương thì họ không thể gắn kết, không thể thoải mái, tự nhiên và tươi vui trong gian khổ đến thế. Cách nói “chung bát đũa, gia đình đấy” càng tô đậm tình cảm, gắn kết tình thương giữa anh bộ đội cụ Hồ. Bom đạn càng làm tình người sáng lòa và thêm muôn phần ấm áp với gia đình nhỏ, với tình anh em, đồng đội.

    Câu ghép gạch chân

    Bình luận

Viết một bình luận