viết đoạn văn diễn dịch10-12 câuvới câu chủ đề : “bằng ngòi bút tả cảnh tinh tế , điêu luyện, qua cảnh sắc thiên nhiên trước lầu ngưng bích , ta thấu

viết đoạn văn diễn dịch10-12 câuvới câu chủ đề : “bằng ngòi bút tả cảnh tinh tế , điêu luyện, qua cảnh sắc thiên nhiên trước lầu ngưng bích , ta thấu hiểu được cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều” trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp

0 bình luận về “viết đoạn văn diễn dịch10-12 câuvới câu chủ đề : “bằng ngòi bút tả cảnh tinh tế , điêu luyện, qua cảnh sắc thiên nhiên trước lầu ngưng bích , ta thấu”

  1.   Bằng ngòi bút tả cảnh tinh tế, điêu luyện, qua cảnh sắc thiên nhiên trước lầu ngưng bích , ta thấu hiểu được cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều. Thiên nhiên ở đây bao là, rộng lớn nhưng lại vô định, hờ hững. Kiều cảm thấy dường như mình bé nhỏ, bơ vơ giữa không gian mênh mông. “cửa bể chiều hôm” gợi không gian biển khơi mênh mông, thỉnh thoảng lại có một cánh buồm lẻ loi, lúc ẩn lúc hiện ” thấp thoáng” đã gợi lên cho ta sự lưu lạc tha hương cùng với nỗi buồn da diết của đứa con nơi ” đất khách quê người”.  Trong không gian vô định kia,  Kiều như nhìn thấy cánh hoa trôi và nghĩ đến thân phận mình hiện tại của mình. Qua viẹc sử dụng câ thơ “Hoa trôi man mác biết là về đâu” ta có thể tưởng tượng cánh hoa trôi man mác nhưu chính cuộc đời của Kiều trôi vô định không biết điểm dừng.  Cảnh “nội cỏ rầu rầu” đã gợi sự héo úa, tàn lụi, nó mang một màu của sự u buồn càng làm cho Thúy Kiều thêm chán ngán, vô vọng. Ở hai câu thơ cuối đã có sự xuất hiện của âm thanh tiếng sóng ầm ầm làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều.  Tóm lại, bức tranh thiên nhiên hiện lên đồng điệu với bức tranh tâm trạng về số phận và cuộc đời của Thúy Kiều trong lầu Ngưung Bích. 

    Bình luận

Viết một bình luận