Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân
0 bình luận về “Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân”
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.Thật vậy! Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi “máu chảy ruột mềm”
Trong kho tàng tục ngữ quý giá của nhân dân Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ hay khuyên dạy ta về cách làm người. Ta có thể lấy ví dụ cụ thể như câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta nên biết yêu thương, giú đỡ mọi người vì khi giúp đỡ họ cũng chính là đang tự giúp cho bản thân mình. Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Mọi người khi giúp đỡ nhau thì sẽ cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn. Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn. Việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác. Ta cần lên án và phê phán những hành vi ích kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình mà không biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Họ đang số trong một cuộc đời tẻ nhạt và không có tình thương. Vì vậy, là thế hệ tiếp bước chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hãy sống biết thương người vì thương người chính là tự thương bản thân.
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.Thật vậy! Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi “máu chảy ruột mềm”
Bài Làm :
Trong kho tàng tục ngữ quý giá của nhân dân Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ hay khuyên dạy ta về cách làm người. Ta có thể lấy ví dụ cụ thể như câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta nên biết yêu thương, giú đỡ mọi người vì khi giúp đỡ họ cũng chính là đang tự giúp cho bản thân mình. Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Mọi người khi giúp đỡ nhau thì sẽ cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn. Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn. Việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác. Ta cần lên án và phê phán những hành vi ích kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình mà không biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Họ đang số trong một cuộc đời tẻ nhạt và không có tình thương. Vì vậy, là thế hệ tiếp bước chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hãy sống biết thương người vì thương người chính là tự thương bản thân.