viết đoạn văn kể về cảnh khốn cùng của người dân trong “Sống chết mặc bay”
0 bình luận về “viết đoạn văn kể về cảnh khốn cùng của người dân trong “Sống chết mặc bay””
Qua văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã giúp em cảm nhận được một cách rõ nét tình cảnh của người nông dân trong trận thiên tai. Tác phẩm mở ra với một khung cảnh căng thẳng, cấp bách, những con dân đang oằn lưng gắng sức hộ đê. Đấy là khoảng một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên cao, khiến cho khúc đê làng X, phủ X bị núng thế, những khe nứt dần lộ ra, nước sông tràn vào. Trong hoàn cảnh đó, em thấy lũ lượt những người nông dân “kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Thật cảm thương cho những người con dân đang bị thiên tai đe dọa trực tiếp đến cuộc sống! Thế nhưng, cũng ở trên mặt đê, trong một ngôi đình cao to, vững chãi, một ông quan phụ mẫu ngồi chễm chệ trên sập chơi bài, chẳng hề mảy may đến lũ con dân chân lấm tay bùn đang “trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn”. Cùng với những biện pháp tăng cấp, tương phản, tác giả đã truyền đến người đọc sự bi thương, khốn cùng của nhân dân thời bấy giờ. Cuối cùng, khúc đê sông Nhị Hà vỡ trong sự ai oán, thương cảm của tác giả cho người dân, sự vui sướng vì ù ván bài to của tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, vô lương tâm. Qua câu truyện ngắn, nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.
——————————————@natalielewis————————————————
Đoạn văn trên năm ngoái chị thi được 9,5 đ cuối kỳ 2 nhé, ăn trọn 2đ bài này.
Qua văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã giúp em cảm nhận được một cách rõ nét tình cảnh của người nông dân trong trận thiên tai. Tác phẩm mở ra với một khung cảnh căng thẳng, cấp bách, những con dân đang oằn lưng gắng sức hộ đê. Đấy là khoảng một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên cao, khiến cho khúc đê làng X, phủ X bị núng thế, những khe nứt dần lộ ra, nước sông tràn vào. Trong hoàn cảnh đó, em thấy lũ lượt những người nông dân “kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Thật cảm thương cho những người con dân đang bị thiên tai đe dọa trực tiếp đến cuộc sống! Thế nhưng, cũng ở trên mặt đê, trong một ngôi đình cao to, vững chãi, một ông quan phụ mẫu ngồi chễm chệ trên sập chơi bài, chẳng hề mảy may đến lũ con dân chân lấm tay bùn đang “trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn”. Cùng với những biện pháp tăng cấp, tương phản, tác giả đã truyền đến người đọc sự bi thương, khốn cùng của nhân dân thời bấy giờ. Cuối cùng, khúc đê sông Nhị Hà vỡ trong sự ai oán, thương cảm của tác giả cho người dân, sự vui sướng vì ù ván bài to của tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, vô lương tâm. Qua câu truyện ngắn, nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.
——————————————@natalielewis————————————————
Đoạn văn trên năm ngoái chị thi được 9,5 đ cuối kỳ 2 nhé, ăn trọn 2đ bài này.
Em có thể tham khảo nhé!!!
Chúc em học tốt!!!