Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng )nêu cảm nhận của em về nội dung hai bài thơ trong ”Cảnh khuya và rằm tháng giêng”
0 bình luận về “Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng )nêu cảm nhận của em về nội dung hai bài thơ trong ”Cảnh khuya và rằm tháng giêng””
Hồ Chí Minh là cái tên mà người Việt Nam không một ai là không biết, Bác không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Trong các tác phẩm của bác có hai tác phẩm tiêu biểu là “Cảnh khuya” và “Trăng rằm tháng giêng”. Cả hai tác phẩm đều được bác lấy cảm hứng từ trăng nhưng trong mỗi tác phẩm đều có sự độc đáo riêng biệt, mỗi bài thơ đều được bác miêu tả bằng bức tranh thiên nhiên sinh động. Bài thơ “Cảnh khuya” là sự hòa hợp của trăng, bóng và hoa thì ở bài “Rằm tháng Giêng” bác lại hòa hợp giữa trăng, nước và bầu trời. Một bên là miêu tả ánh trăng giữa rừng đêm khuya, còn một bên là miêu tả vẻ đẹp trời nước dưới ánh trăng rằm tháng Giêng. Mỗi bài thơ tạo ra cho ta những cảm nhận và ấn tượng khác nhau. Mỗi bài đều có sự đa dạng và tinh tế cũng như sự sáng tạo không ngừng của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ.Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác
Hồ Chí Minh là cái tên mà người Việt Nam không một ai là không biết, Bác không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Trong các tác phẩm của bác có hai tác phẩm tiêu biểu là “Cảnh khuya” và “Trăng rằm tháng giêng”. Cả hai tác phẩm đều được bác lấy cảm hứng từ trăng nhưng trong mỗi tác phẩm đều có sự độc đáo riêng biệt, mỗi bài thơ đều được bác miêu tả bằng bức tranh thiên nhiên sinh động. Bài thơ “Cảnh khuya” là sự hòa hợp của trăng, bóng và hoa thì ở bài “Rằm tháng Giêng” bác lại hòa hợp giữa trăng, nước và bầu trời. Một bên là miêu tả ánh trăng giữa rừng đêm khuya, còn một bên là miêu tả vẻ đẹp trời nước dưới ánh trăng rằm tháng Giêng. Mỗi bài thơ tạo ra cho ta những cảm nhận và ấn tượng khác nhau. Mỗi bài đều có sự đa dạng và tinh tế cũng như sự sáng tạo không ngừng của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ.Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác