Viết đoạn văn nêu nhận xét của em về tình yêu làng của ông Hai.
0 bình luận về “Viết đoạn văn nêu nhận xét của em về tình yêu làng của ông Hai.”
Tác giả Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước sâu đậm, thiết tha. Nhưng trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, có thể thấy rõ làng chỉ là một cái cớ, một cái nền làm nổi rõ một nhân vật, một “người làng” đó là nhân vật ông Hai . Trải qua những biến cố dữ dội, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai bị thử thách cao độ nhưng cuối cùng ông vẫn một lòng gắn bó với làng, với nước, thủy chung với cách mạng. Đặc biệt là sự chuyển biến mới mẻ từ tình yêu làng, yêu nước tự phát là tình cảm cố hữu của người nông dân đến tình yêu làng, ý thức đấu tranh chống giặc cứu nước dưới sự dẫn dắt của cách mạng làm sáng tỏ tấm lòng của ông Hai. Chỉ bằng vài ba nét miêu tả, tác giả Kim Lân đã tái hiện được chân dung một mẫu người lí thú, rất thật, rất sống động, rất thường gặp ở xung quanh ta. Tính cách của ông Hai bộc lộ ngay qua lời nói, cử chỉ, mà ta có cảm tưởng như dễ dàng biết hết. Người đọc bị cuốn vào mạch tâm tư của ông Hai, vào nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật quá tự nhiên, quá tài tình, vào duyên kể chuyện của tác giả mà quên đi cái cách “gỡ nút” cuối câu chuyện quá giản đơn tưởng như vô lí. Có lẽ trên đời chưa có ai khoe cái việc “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn” một cách hả hê, sung sướng như ông. Trong sự cháy rụi của nhà ông, là sự hồi sinh của một làng khác: làng Chợ Dầu kháng chiến… Ai cũng mừng cho ông lão kể cả mụ chủ nhà tinh quái. Không những ông Hai mà có lẽ cả người ít ngờ về thái độ vui mừng dễ dãi của mụ. Kim Lân thật đa tài khi chỉ bằng vài nét chấm phá đã cho ta thấy thế nào là cuộc kháng chiến toàn dân, tình yêu làng, yêu quê hương nồng cháy sâu đậm của người đàn ông hết lòng hết sức vì cách mạng
Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng có quyền được tự hào về hai tiếng quê hương. Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân cũng vậy. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Về đến nhà ông chán chường, nhìn đàn con mà nước mắt ông giàn giụa, ông nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian. Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng trong ông được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tác giả Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước sâu đậm, thiết tha. Nhưng trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, có thể thấy rõ làng chỉ là một cái cớ, một cái nền làm nổi rõ một nhân vật, một “người làng” đó là nhân vật ông Hai . Trải qua những biến cố dữ dội, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai bị thử thách cao độ nhưng cuối cùng ông vẫn một lòng gắn bó với làng, với nước, thủy chung với cách mạng. Đặc biệt là sự chuyển biến mới mẻ từ tình yêu làng, yêu nước tự phát là tình cảm cố hữu của người nông dân đến tình yêu làng, ý thức đấu tranh chống giặc cứu nước dưới sự dẫn dắt của cách mạng làm sáng tỏ tấm lòng của ông Hai. Chỉ bằng vài ba nét miêu tả, tác giả Kim Lân đã tái hiện được chân dung một mẫu người lí thú, rất thật, rất sống động, rất thường gặp ở xung quanh ta. Tính cách của ông Hai bộc lộ ngay qua lời nói, cử chỉ, mà ta có cảm tưởng như dễ dàng biết hết. Người đọc bị cuốn vào mạch tâm tư của ông Hai, vào nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật quá tự nhiên, quá tài tình, vào duyên kể chuyện của tác giả mà quên đi cái cách “gỡ nút” cuối câu chuyện quá giản đơn tưởng như vô lí. Có lẽ trên đời chưa có ai khoe cái việc “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn” một cách hả hê, sung sướng như ông. Trong sự cháy rụi của nhà ông, là sự hồi sinh của một làng khác: làng Chợ Dầu kháng chiến… Ai cũng mừng cho ông lão kể cả mụ chủ nhà tinh quái. Không những ông Hai mà có lẽ cả người ít ngờ về thái độ vui mừng dễ dãi của mụ. Kim Lân thật đa tài khi chỉ bằng vài nét chấm phá đã cho ta thấy thế nào là cuộc kháng chiến toàn dân, tình yêu làng, yêu quê hương nồng cháy sâu đậm của người đàn ông hết lòng hết sức vì cách mạng
яσѕєиу
Bài làm:
Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng có quyền được tự hào về hai tiếng quê hương. Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân cũng vậy. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Về đến nhà ông chán chường, nhìn đàn con mà nước mắt ông giàn giụa, ông nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian. Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng trong ông được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.