Viết đoạn văn ngắn 200_từ bàn về vấn đề sau . thói xấu định kiến gây ra nỗi thống khổ cho cho con người
0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn 200_từ bàn về vấn đề sau . thói xấu định kiến gây ra nỗi thống khổ cho cho con người”
Tác giả tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng của Nhật Bản là Higashino Keigo từng nói: “Trên thế giới này có duy nhất hai thứ không thể nhìn trực tiếp: Một là mặt trời, và hai là nhân tâm.” Không muốn nhìn người khác sống tốt hơn mình, khác biệt với mình chính là một trong những tội ác lớn nhất của bản chất con người. Từ đó, con mắt chúng ta bị che mờ bởi những định kiến bề ngoài mà quên mất, chỉ có tính cách bên trong mới là giá trị cốt lõi làm nên một con người.
“Nghiện” chỉ trích người khác là một loại bệnh
Mạc Văn Úy là một nữ ca sĩ, diễn viên nổi tiếng người Hồng Kông, người mang vẻ đẹp lai giữa 4 dòng máu Trung Quốc, xứ Wales, Đức và Iran từng khiến “vua hài” Châu Tinh Trì say đắm. Mặc dù đã bước sang tuổi 48 nhưng Mạc Văn Úy vẫn giữ được vẻ xinh đẹp, gợi cảm của mình khi mặc trang phục diễn khoe lưng trần và đôi chân thon dài trong tour diễn vòng quanh thế giới kỉ niệm 25 năm hoạt động nghệ thuật. Sau khi những bức ảnh được đăng lên mạng Internet, cư dân mạng đã vô cùng kinh ngạc và không tiếc lời hâm mộ bí quyết ăn uống, phương pháp tập thể dục giữ dáng của cô.
Tuy những lời tán dương không thuộc số ít nhưng một bộ phận đông đảo không kém lại liên tục tỏ vẻ khó chịu:
“Tại sao có chồng rồi mà cô ấy còn ăn mặc kiểu này?”
“Gần 50 tuổi rồi mà mặc hở hang vậy không thấy xấu hổ hay sao?”
“Biết là dáng cô đẹp rồi, có cần thiết phải cố tình khoe ra vậy không?”…
Nói trong nói ngoài đều tỏ ý: Cô lớn tuổi rồi thì đừng có ăn mặc hở hang gợi cảm nữa. Nhưng ai là người quy định độ tuổi giới hạn cho phép phụ nữ thể hiện vẻ đẹp và sự gợi cảm của mình vậy? Quá độ tuổi đó thì nhất định phải biến bản thân trở thành một người xấu xí hay sao?
Điều đáng sợ nhất của bộ phận số đông duy trì cái nhìn định kiến chính là chỗ: Họ luôn coi định kiến của mình là thường thức, là suy nghĩ phổ thông, phổ biến với tất cả mọi người. Sau đó, họ tự cho mình cái quyền được phán xét, chỉ trỏ về hành động của người khác một cách đương nhiên.
Khi nhìn thấy một cô gái xăm mình, phản ứng đầu tiên của xã hội là gì?
Những lời nhận xét phổ biến nhất vẫn là:
“Con gái gì mà xăm hình, chắc là hư hỏng, chơi bời lắm”
“Chắc là cái thứ chẳng chịu làm ăn gì đâu”
“Con gái con đứa chắc toàn chơi với bọn mất dạy”…
Biết bao người chỉ vì sở hữu những hình xăm nên đã phải nhận không ít ánh mắt kỳ thị từ người khác. Không chỉ bố mẹ không thích, mà bạn bè, hàng xóm và rất người chẳng quen biết gì xung quanh cũng sẽ nhìn mình với ánh mắt đầy định kiến và coi thường. Nhiều trường hợp gia đình, bạn trai, thậm chí chồng phát hiện vợ xăm hình, đã chia tay ngay lập tức. Đa phần xã hội sẽ thẳng thừng đánh giá và phán xét ngay cả khi họ chưa kịp nhìn những hình xăm mà không hay biết đó có thể là dấu mốc kỷ niệm gắn bó cuộc đời của ai đó.
Người xưa có câu: “Chiếc áo cà sa không làm nên thầy tu”, và hình xăm không làm nên một con người. Xăm trổ không có nghĩa “hổ báo”, điều đó chỉ đúng trong một vài trường hợp. Con người có xấu hay không, chỉ có thể đánh giá qua “gỗ” bên trong. Đánh giá con người qua diện mạo rất khó chính xác. Đơn giản nó chỉ là vỏ bên ngoài của mỗi chúng ta. Tính cách quyết định con người chứ không phải hình xăm trên cơ thể.
Những người mang định kiến thường chỉ sống trong vốn kinh nghiệm và nhận thức hạn hẹp của chính mình. Họ chỉ nhìn một khía cạnh của sự vật nhưng lại nghĩ rằng mình nhìn thấu toàn bộ bản chất. Trong xã hội, nếu chỉ đánh giá người khác qua định kiến, như định kiến về hình xăm chẳng hạn, thì hệ quả đầu tiên là chúng ta đánh giá không đúng về họ, từ đó sẽ dẫn đến những hành xử hoặc quyết định sai, gây tổn hại đến lợi ích vật chất và tinh thần của người khác, của chính mình và của tất cả mọi người xung quanh. Người bị hiểu nhầm nặng thì bị ức chế, thui chột tài năng… Còn với người đánh giá sai về người khác thì không thể nào giao tiếp tốt với người khác được, từ đó các mối quan hệ xã hội sẽ có nguy cơ bị rạn nứt hoặc đổ vỡ.
PSG-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng: Để đánh giá một con người cần dựa vào cách người đó thể hiện thế nào. Không chỉ là hình thức mà sâu sắc hơn là lời nói, hành động và sự cư xử cũng như việc làm của họ. Đặc biệt hơn, chính là hành động có văn hóa và đạo đức của họ song song với khả năng đích thực. Tất cả điều đó dựa trên một quá trình chứ không phải là việc của một giờ, một ngày.
Vì thế, hãy bớt đi sự đánh giá nếu không cần thiết. Con người cần biết người khác là ai với mình, mình là ai với họ và mối quan hệ này nên ở mức nào để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, bao dung nhằm hướng đến hạnh phúc cho cả nhiều phía. Bớt đi một chút đánh giá, một chút chủ quan, khắt khe, thì sự thoải mái sẽ tới. Những ai đã và đang bị ảnh hưởng bởi những định kiến sai lầm đừng để tư duy người khác tiếp tục áp đặt cuộc sống của mình. Mỗi người có quyền sống và quyết định cuộc sống của chính mình.
Tác giả tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng của Nhật Bản là Higashino Keigo từng nói: “Trên thế giới này có duy nhất hai thứ không thể nhìn trực tiếp: Một là mặt trời, và hai là nhân tâm.” Không muốn nhìn người khác sống tốt hơn mình, khác biệt với mình chính là một trong những tội ác lớn nhất của bản chất con người. Từ đó, con mắt chúng ta bị che mờ bởi những định kiến bề ngoài mà quên mất, chỉ có tính cách bên trong mới là giá trị cốt lõi làm nên một con người.
“Nghiện” chỉ trích người khác là một loại bệnh
Mạc Văn Úy là một nữ ca sĩ, diễn viên nổi tiếng người Hồng Kông, người mang vẻ đẹp lai giữa 4 dòng máu Trung Quốc, xứ Wales, Đức và Iran từng khiến “vua hài” Châu Tinh Trì say đắm. Mặc dù đã bước sang tuổi 48 nhưng Mạc Văn Úy vẫn giữ được vẻ xinh đẹp, gợi cảm của mình khi mặc trang phục diễn khoe lưng trần và đôi chân thon dài trong tour diễn vòng quanh thế giới kỉ niệm 25 năm hoạt động nghệ thuật. Sau khi những bức ảnh được đăng lên mạng Internet, cư dân mạng đã vô cùng kinh ngạc và không tiếc lời hâm mộ bí quyết ăn uống, phương pháp tập thể dục giữ dáng của cô.
Tuy những lời tán dương không thuộc số ít nhưng một bộ phận đông đảo không kém lại liên tục tỏ vẻ khó chịu:
“Tại sao có chồng rồi mà cô ấy còn ăn mặc kiểu này?”
“Gần 50 tuổi rồi mà mặc hở hang vậy không thấy xấu hổ hay sao?”
“Biết là dáng cô đẹp rồi, có cần thiết phải cố tình khoe ra vậy không?”…
Nói trong nói ngoài đều tỏ ý: Cô lớn tuổi rồi thì đừng có ăn mặc hở hang gợi cảm nữa. Nhưng ai là người quy định độ tuổi giới hạn cho phép phụ nữ thể hiện vẻ đẹp và sự gợi cảm của mình vậy? Quá độ tuổi đó thì nhất định phải biến bản thân trở thành một người xấu xí hay sao?
Điều đáng sợ nhất của bộ phận số đông duy trì cái nhìn định kiến chính là chỗ: Họ luôn coi định kiến của mình là thường thức, là suy nghĩ phổ thông, phổ biến với tất cả mọi người. Sau đó, họ tự cho mình cái quyền được phán xét, chỉ trỏ về hành động của người khác một cách đương nhiên.
Khi nhìn thấy một cô gái xăm mình, phản ứng đầu tiên của xã hội là gì?
Những lời nhận xét phổ biến nhất vẫn là:
“Con gái gì mà xăm hình, chắc là hư hỏng, chơi bời lắm”
“Chắc là cái thứ chẳng chịu làm ăn gì đâu”
“Con gái con đứa chắc toàn chơi với bọn mất dạy”…
Biết bao người chỉ vì sở hữu những hình xăm nên đã phải nhận không ít ánh mắt kỳ thị từ người khác. Không chỉ bố mẹ không thích, mà bạn bè, hàng xóm và rất người chẳng quen biết gì xung quanh cũng sẽ nhìn mình với ánh mắt đầy định kiến và coi thường. Nhiều trường hợp gia đình, bạn trai, thậm chí chồng phát hiện vợ xăm hình, đã chia tay ngay lập tức. Đa phần xã hội sẽ thẳng thừng đánh giá và phán xét ngay cả khi họ chưa kịp nhìn những hình xăm mà không hay biết đó có thể là dấu mốc kỷ niệm gắn bó cuộc đời của ai đó.
Người xưa có câu: “Chiếc áo cà sa không làm nên thầy tu”, và hình xăm không làm nên một con người. Xăm trổ không có nghĩa “hổ báo”, điều đó chỉ đúng trong một vài trường hợp. Con người có xấu hay không, chỉ có thể đánh giá qua “gỗ” bên trong. Đánh giá con người qua diện mạo rất khó chính xác. Đơn giản nó chỉ là vỏ bên ngoài của mỗi chúng ta. Tính cách quyết định con người chứ không phải hình xăm trên cơ thể.
Những người mang định kiến thường chỉ sống trong vốn kinh nghiệm và nhận thức hạn hẹp của chính mình. Họ chỉ nhìn một khía cạnh của sự vật nhưng lại nghĩ rằng mình nhìn thấu toàn bộ bản chất. Trong xã hội, nếu chỉ đánh giá người khác qua định kiến, như định kiến về hình xăm chẳng hạn, thì hệ quả đầu tiên là chúng ta đánh giá không đúng về họ, từ đó sẽ dẫn đến những hành xử hoặc quyết định sai, gây tổn hại đến lợi ích vật chất và tinh thần của người khác, của chính mình và của tất cả mọi người xung quanh. Người bị hiểu nhầm nặng thì bị ức chế, thui chột tài năng… Còn với người đánh giá sai về người khác thì không thể nào giao tiếp tốt với người khác được, từ đó các mối quan hệ xã hội sẽ có nguy cơ bị rạn nứt hoặc đổ vỡ.
PSG-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng: Để đánh giá một con người cần dựa vào cách người đó thể hiện thế nào. Không chỉ là hình thức mà sâu sắc hơn là lời nói, hành động và sự cư xử cũng như việc làm của họ. Đặc biệt hơn, chính là hành động có văn hóa và đạo đức của họ song song với khả năng đích thực. Tất cả điều đó dựa trên một quá trình chứ không phải là việc của một giờ, một ngày.
Vì thế, hãy bớt đi sự đánh giá nếu không cần thiết. Con người cần biết người khác là ai với mình, mình là ai với họ và mối quan hệ này nên ở mức nào để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, bao dung nhằm hướng đến hạnh phúc cho cả nhiều phía. Bớt đi một chút đánh giá, một chút chủ quan, khắt khe, thì sự thoải mái sẽ tới. Những ai đã và đang bị ảnh hưởng bởi những định kiến sai lầm đừng để tư duy người khác tiếp tục áp đặt cuộc sống của mình. Mỗi người có quyền sống và quyết định cuộc sống của chính mình.