Viết đoạn văn ngắn phân tích 8 câu thơ cuối kiều ở lầu ngưn bích

Viết đoạn văn ngắn phân tích 8 câu thơ cuối kiều ở lầu ngưn bích

0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn phân tích 8 câu thơ cuối kiều ở lầu ngưn bích”

  1.   Tám câu thơ cuối của đoạn ” Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã diễn tả tâm trạng cô đơn buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều. Sống trong lầu Ngưng Bích không khác gì đang bị giam lỏng, Kiều một mình bơ vơ, chơ chọi giữa không gian mênh mông. “cửa bể chiều hôm” gợi không gian biển khơi mênh mông, lại đặt trong thời gian chiều tà. Cảnh chiều hôm giữa không gian bao la ấy có một cánh buồm lẻ loi, lúc ẩn lúc hiện ” thấp thoáng” đã gợi lên cho ta sự lưu lạc tha hương cùng với nỗi buồn da diết của đứa con nơi ” đất khách quê người”.  Trong không gian vô định kia,  Kiều như nhìn thấy cánh hoa trôi và nghĩ đến thân phận mình hiện tại của mình. Cánh hoa trôi man mác nhưu chính cuộc đời của Kiều trôi vô định không biết điểm dừng.  Cảnh “nội cỏ rầu rầu” đã gợi sự héo úa, tàn lụi. Đó không phải là một màu xanh của tự nhiên mà là một màu của sự u buồn càng làm cho Thúy Kiều thêm chán ngán, vô vọng. Ở hai câu thơ cuối đã có sự xuất hiện của âm thanh tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều.  Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cùng biện pháp tu từ điệp ngữ ” buồn trông” đã gợi nỗi buồn điệp trùng, triền miên, tạo âm hưởng của một bản nhạc buồn. Ngaoì ra, Nguyễn Du cũng rất thành công trong việc sử dụng hàng loạt từ láy ” thấp thoáng” , ” xa xa” ” man mác” “rầu rầu” ” xanh xanh” ” ầm ầm” đứng ở cuối câu tạo nên nhịp điệu trầm và đã diễn tả sâu sắc tâm trạng đau thương, buồn thảm của Kiều. Tóm lại, tám câu cuối bài ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng về số phận và cuộc đời của Thúy Kiều trong lầu Ngưung Bích. 

    Bình luận
  2. Nhắc tới truyện thơ Nôm bác học, ngoài những tác phẩm nổi tiếng của một thời vang bóng ở thế kỉ XVIII – XIX như: Nhị độ mai, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên… thì chúng ta không thể không nhắc tới “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chính là một mình chứng tiêu biểu cho bút pháp “tả cảnh ngụ tình” độc đáo của nhà thơ. Đây cũng là đoạn mở đầu chuỗi cuộc đời mười lăm năm lưu lạc truân chuyên của Kiều.

    Đoạn thơ đã sử dụng điệp ngữ “Buồn trông” thật đặc sắc. Điệp ngữ được lặp lại 4 lần, tạo 1 âm hưởng trầm buồn “buồn trông” là càng buồn lại càng trông, càng trông lại càng buồn. Nỗi buồn từ lòng người thấm ra cảnh vật, từ cảnh vật xoáy vào lòng người. 1 nỗi buồn tầng tầng lớp lớp, mênh mang sâu thẳm. Với cách sử dụng điệp ngữ trên, đoạn thơ như là điệp khúc của 1 bài ca buồn thảm, điệp khúc của tâm trạng. Đoạn thơ còn thành công với bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ có 8 câu như 1 bức tranh tứ bình với 4 cảnh và 4 nỗi niềm tâm trạng của Kiều.

    Buồn trông cửa bể chiều hôm

    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

    Buồn trông ngọn nước mới sa

    Hoa trôi man mác biết là về đâu?

    “Chiều hôm” là khoảng thời gian của buổi chiều hoàng hôn, khi mà mặt trời đã dần dần ngả về tây, bóng tối bắt đầu xâm lấn. “Xa xa” là hình ảnh của một chiếc thuyền nhỏ bé, cô đơn thoát ẩn, thoát hiện thấp thoáng trên cửa biển; một cánh hoa đang trôi bất định trên dòng nước mà không biết đi về đâu. Hình ảnh chiếc thuyền, cánh hoa được đặt trong thế tương phản đối lập với vũ trụ không cùng của trời đất mênh mang càng tô đậm hơn sự nhỏ bé, đơn độc, đáng thương và tội nghiệp. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận của Kiều lênh đênh, chìm nổi giữa dòng đời mà không biết trôi dạt về đâu. Và đứng trước một không gian bao la của trời đất, của buổi chiều hoàng hôn sắp tắt, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân đến như một lẽ tất yếu trong lòng Kiều. Nhưng trong tình cảnh “bốn bề góc bể bơ vơ” thì Kiều biết bao giờ mới được sum họp, đoàn viên cùng với gia đình, người yêu. Vì thế câu hỏi tu từ cứ réo rắt, khắc khoải trong lòng của Kiều, dấy lên niềm khao khát được trở về nhà, trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình:

    Buồn trông nội cỏ rầu rầu

    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

    Ngước mắt trông về phía xa của cửa biển Kiều chỉ càng cảm thấy rộng trống, cô đơn và buồn tủi. Kiều quay trở về nhìn xuống mặt đất quanh mình để tìm kiếm sự sống của cảnh vật xung quanh thì lại chỉ thấy những đám cỏ xanh héo úa, lụi tàn. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” là một hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lòng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Trong văn học từ xưa tới nay, màu sắc xanh thường khiến chúng ta nghĩ tới màu của sự sống, của sự sinh sôi bất diệt.Như vậy, màu “xanh ngắt, xanh xanh” của cỏ lá đã trở thành màu của sự xa cách, sự ly biệt và nhạt nhòa. Nay từ “xanh xanh” lại xuất hiện trong câu thơ của Nguyễn Du nên màu sắc ấy biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt:

    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

    Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động. Đó là âm thanh dữ dội của gió, của sóng; gió làm cho mặt biển tung lên những con sóng ồ ạt đập vào bờ mà phát ra tiếng kêu. Nhưng quan trọng, tiếng sóng ấy không đơn thuần là những con sóng thực ở ngoài biển khơi mà đó còn là con sóng lòng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, tích tụ rồi dồn đẩy xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn ngày càng trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dội ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp. Vì thế lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực.

    Tám câu thơ cuối là một tuyệt tác của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Bằng những bức tranh đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc họa được những trạng thái xúc cảm, nỗi cô đơn, lo âu, sợ hãi về tương lai đầy sóng gió của nàng Kiều. Không chỉ vậy, qua bức tranh ấy, Nguyễn Du cho thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho số phận nàng nói riêng và số phận người phụ nữ nói chung dưới chế độ phong kiến.

    Bình luận

Viết một bình luận