Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của e về đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích
0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của e về đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích”
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thành công cho thấy thế giới tâm trạng và cảm xúc nhân vật. Có thể nói, ngay từ những câu thơ đầu tiên ta đã thấy đươc tình cảnh bế tắc của nàng Kiều giữa một không gian rộng lớn nhưng lại là nơi giam cầm của một trái tim đa sầu đa cảm. Trong nỗi cô đơn buồn tủi, Thúy Kiều nhớ về kí ức xưa bên chàng Kim. Mối tình ấy nay dang dở nhưng nàng thì mãi không quên được chàng Kim với lời thề nguyền dưới trăng. Tình yêu của người thiếu nữ đã từng đẹp như vậy mà nay đã bị xã hội và cuộc đời với đủ cái xấu xa vùi lấp. Nỗi buồn thương càng gia tăng khi nghĩ về cha mẹ. Hai đấng sinh thành trở thành nỗi lo nặng trĩu trong lòng Kiều. Nàng thương xót song thân nay ngóng trông tin con trong vô vọng. Ngòi bút độc thoại nội tâm của nhà thơ cùng những điển tích, điển cố đã cho thấy tâm trạng của Kiều. Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, vậy mà nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân mà hướng tới những người thân yêu. Đó quả là con người hiếu thảo và thủy chung. Để rồi giữa những nhớ nhung và yêu thương, nàng chỉ còn biết gửi niềm tâm trạng vào những cảnh vật qua tả cảnh ngụ tình. Một loạt hình ảnh liệt kê cùng những từ láy như rầu rầu, man mác.. đã trở thành phương tiện đặc tả tâm trạng. Đó quả là nỗi “buồn trông” – nỗi buồn triền miên, chồng chất trong lòng người con gái đang trong tình cảnh bế tắc, tuyệt vọng.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thành công cho thấy thế giới tâm trạng và cảm xúc nhân vật. Có thể nói, ngay từ những câu thơ đầu tiên ta đã thấy đươc tình cảnh bế tắc của nàng Kiều giữa một không gian rộng lớn nhưng lại là nơi giam cầm của một trái tim đa sầu đa cảm. Trong nỗi cô đơn buồn tủi, Thúy Kiều nhớ về kí ức xưa bên chàng Kim. Mối tình ấy nay dang dở nhưng nàng thì mãi không quên được chàng Kim với lời thề nguyền dưới trăng. Tình yêu của người thiếu nữ đã từng đẹp như vậy mà nay đã bị xã hội và cuộc đời với đủ cái xấu xa vùi lấp. Nỗi buồn thương càng gia tăng khi nghĩ về cha mẹ. Hai đấng sinh thành trở thành nỗi lo nặng trĩu trong lòng Kiều. Nàng thương xót song thân nay ngóng trông tin con trong vô vọng. Ngòi bút độc thoại nội tâm của nhà thơ cùng những điển tích, điển cố đã cho thấy tâm trạng của Kiều. Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, vậy mà nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân mà hướng tới những người thân yêu. Đó quả là con người hiếu thảo và thủy chung. Để rồi giữa những nhớ nhung và yêu thương, nàng chỉ còn biết gửi niềm tâm trạng vào những cảnh vật qua tả cảnh ngụ tình. Một loạt hình ảnh liệt kê cùng những từ láy như rầu rầu, man mác.. đã trở thành phương tiện đặc tả tâm trạng. Đó quả là nỗi “buồn trông” – nỗi buồn triền miên, chồng chất trong lòng người con gái đang trong tình cảnh bế tắc, tuyệt vọng.