viết đoạn văn phân tích bi kịch của Vũ Nương để thấy giá trị nhân đạo giá trị hiện thực
0 bình luận về “viết đoạn văn phân tích bi kịch của Vũ Nương để thấy giá trị nhân đạo giá trị hiện thực”
Nhân vật Vũ Nương được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng với tấn bi kịch đau đớn. Ta có thể thấy, bi kịch của nàng trước hết là bi kịch của người con gái trong cuộc hôn nhân có phần vật chất ấy. Và vì lẽ đó mà dường như người chồng Trương SInh cho mình cái quyền trên cơ để sau này rầy la nàng trong sự hiểu lầm. Nhưng có lẽ, bi kịch của nàng còn đến từ chiến tranh phong kiến. Cuộc chiến tranh đã làm nàng phải chia xa người chồng thân yêu, phải một mình nuôi con trong sự trống vắng. NGười con gái yếu đuối vừa phải làm mẹ, làm vợ, làm cha… Sự khó nhọc ấy làm ta thêm thương thân phận nàng. Nhưng bi kịch càng đậm nét hơn khi người chồng hiểu lầm nàng vì chiếc bóng con trẻ ngây dại nó ra. Bi kịch nàng gặp phải ở đây chính là bởi xã hội nam quyền, sự hà khắc của người chồng. Bi kịch ấy là bi kịch tinh thần đẩy con người vào tăm tối và nàng buộc phải chọn cái chết bên dòng Hoàng Giang để minh chứng sự trong sạch. Nàng chết đi, nàng ở Thủy cung với Linh Phi nhưng chính trong sự sáng tạo yếu tố kì ảo này của Nguyễn Dữ mà ta càng thấy rõ hơn nỗi đau của nàng. Nàng mãi mãi chia xa gia đình chia xa quê hương và hạnh phúc với nàng giờ như bong bóng tan trong làn nước. Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Dữ đã vô cùng đồng cảm và thương xót cho thân phận nàng, chính ở đây ,ta thấy được ngòi bút với vô vàn yêu thương của nhà văn kkhi cố tìm hướng giải thoát cho nhân vật khỏi tấn bi kịch dẫu chẳng thể vẹn toàn.
Nhân vật Vũ Nương được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng với tấn bi kịch đau đớn. Ta có thể thấy, bi kịch của nàng trước hết là bi kịch của người con gái trong cuộc hôn nhân có phần vật chất ấy. Và vì lẽ đó mà dường như người chồng Trương SInh cho mình cái quyền trên cơ để sau này rầy la nàng trong sự hiểu lầm. Nhưng có lẽ, bi kịch của nàng còn đến từ chiến tranh phong kiến. Cuộc chiến tranh đã làm nàng phải chia xa người chồng thân yêu, phải một mình nuôi con trong sự trống vắng. NGười con gái yếu đuối vừa phải làm mẹ, làm vợ, làm cha… Sự khó nhọc ấy làm ta thêm thương thân phận nàng. Nhưng bi kịch càng đậm nét hơn khi người chồng hiểu lầm nàng vì chiếc bóng con trẻ ngây dại nó ra. Bi kịch nàng gặp phải ở đây chính là bởi xã hội nam quyền, sự hà khắc của người chồng. Bi kịch ấy là bi kịch tinh thần đẩy con người vào tăm tối và nàng buộc phải chọn cái chết bên dòng Hoàng Giang để minh chứng sự trong sạch. Nàng chết đi, nàng ở Thủy cung với Linh Phi nhưng chính trong sự sáng tạo yếu tố kì ảo này của Nguyễn Dữ mà ta càng thấy rõ hơn nỗi đau của nàng. Nàng mãi mãi chia xa gia đình chia xa quê hương và hạnh phúc với nàng giờ như bong bóng tan trong làn nước. Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Dữ đã vô cùng đồng cảm và thương xót cho thân phận nàng, chính ở đây ,ta thấy được ngòi bút với vô vàn yêu thương của nhà văn kkhi cố tìm hướng giải thoát cho nhân vật khỏi tấn bi kịch dẫu chẳng thể vẹn toàn.