viết đoạn văn phân tích suy nghĩ của nhân vật tôi qua cái chết của lão hạc
làm nhanh giúp mk nhé mk cần gấp
0 bình luận về “viết đoạn văn phân tích suy nghĩ của nhân vật tôi qua cái chết của lão hạc
làm nhanh giúp mk nhé mk cần gấp”
Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Tác phẩm của ông đều gắn liền với số phận, hình ảnh của người nông dân khốn khổ.
Tác phẩm “Lão Hạc” là một tác phẩm hay thể hiện cái nhìn nhân văn nhân đạo của tác giả Nam Cao dành cho nhân vật của mình, những người nông dân nghèo khổ, bần cùng của xã hội phong kiến.
Khi đọc xong truyện ngắn này nhiều người không khỏi bị ám ảnh bởi cái chết đau đớn, nhiều ám ảnh của nhân vật chính. Những suy nghĩ của ông lão đã khiến nhiều người đọc phải bật khóc cảm thương cho một người cha yêu con, sống đạo đức chuẩn mực không bị cái xấu, cái ác làm hoen ố đi danh dự và nhân phẩm của mình.
Lão Hạc là người nông dân nghèo, dưới đáy xã hội lão ” góa” vợ sớm có người con trai thì bị bắt đi làm tại đồn điền cao su của giặc. Một nơi nổi tiếng tàn ác “Cao su đi dễ khó về. Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
Lão có một mảnh vườn là của nả, hương hỏa bao năm cha ông để lại là tài sản duy nhất mà lão có thể để dành cho con trai mình khi tới tuổi lập gia đình có chỗ nương thân. Lão không có gì nữa ngoài con chó, người bạn thân tri kỷ chia sẻ mọi vui buồn với lão. Lão coi con chó như con trai mình vậy đặt tên cho nó là cậu “Vàng”
Một tài sản lão quý hơn cả tính mạng mình. Năm lần bảy lượt chúng tìm cách gạ gẫm không được chúng bèn bày mưu hãm hại lão để có thể chiếm được mảnh vườn.
Lão bán con Vàng như bán đi một phần linh hồn của mình vậy, lão đau đớn vô cùng.Rồi lão đi sang Binh Tư xin bả chó. Binh Tư là một tay chuyên trộm cắp vặt trong làng, và thường xuyên bắt trộm chó nhà khác bán lấy tiền nên trong nhà hắn lúc nào cũng sẵn thứ này.
Khi thấy Lão Hạc sang xin bả cho Binh Tư tưởng mình có thêm đồng nghiệp làm nghề thất đức như mình nên cười ha hả còn chọc lão có vụ gì ngon thì chia cho hắn với.
Nhưng hắn đâu ngờ rằng Lão Hạc sang xin bả chó cho chính mình.
Trước khi chết lão cũng lo lắng rất chu toàn. Lão sang nhà thầy giáo Thứ rồi nhờ thầy giữ hộ giấy tờ nhà, gửi tiền để nếu chẳng may lão có mệnh hệ nào thì lấy tiền đó lo ma chay, mua quan tài, bởi lão biết trong cảnh cả nước nghèo khổ, đói kém làm phiền hàng xóm cũng là cái tội. Lão cũng không muốn sau khi mình chết đi rồi không được chôn cất tử tế.
Một người nông dân ít học hành nhưng lại vô cùng nhiều văn hóa, lão ứng xử chuẩn mực, lương thiện, đạo đức hơn rất nhiều kẻ tưởng có học có chức có quyền trong xã hội mà vô đạo đức, bất lương.
Rồi lão về nhà tự mình ăn bả chó để tìm tới cái chết. Một cái chết đau đớn, khiến cho người đọc cảm thấy nghẹn ngào theo từng trang viết.
Nam Cao đã vô cùng thành công khi khắc họa nhân vật Lão Hạc vô cùng thánh thiện, thanh bạch, một người nông dân nghèo nhưng lương thiện tử tế, một người cha thương con vô bờ bến.
Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Tác phẩm của ông đều gắn liền với số phận, hình ảnh của người nông dân khốn khổ.
Tác phẩm “Lão Hạc” là một tác phẩm hay thể hiện cái nhìn nhân văn nhân đạo của tác giả Nam Cao dành cho nhân vật của mình, những người nông dân nghèo khổ, bần cùng của xã hội phong kiến.
Khi đọc xong truyện ngắn này nhiều người không khỏi bị ám ảnh bởi cái chết đau đớn, nhiều ám ảnh của nhân vật chính. Những suy nghĩ của ông lão đã khiến nhiều người đọc phải bật khóc cảm thương cho một người cha yêu con, sống đạo đức chuẩn mực không bị cái xấu, cái ác làm hoen ố đi danh dự và nhân phẩm của mình.
Lão Hạc là người nông dân nghèo, dưới đáy xã hội lão ” góa” vợ sớm có người con trai thì bị bắt đi làm tại đồn điền cao su của giặc. Một nơi nổi tiếng tàn ác “Cao su đi dễ khó về. Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
Lão có một mảnh vườn là của nả, hương hỏa bao năm cha ông để lại là tài sản duy nhất mà lão có thể để dành cho con trai mình khi tới tuổi lập gia đình có chỗ nương thân. Lão không có gì nữa ngoài con chó, người bạn thân tri kỷ chia sẻ mọi vui buồn với lão. Lão coi con chó như con trai mình vậy đặt tên cho nó là cậu “Vàng”
Một tài sản lão quý hơn cả tính mạng mình. Năm lần bảy lượt chúng tìm cách gạ gẫm không được chúng bèn bày mưu hãm hại lão để có thể chiếm được mảnh vườn.
Lão bán con Vàng như bán đi một phần linh hồn của mình vậy, lão đau đớn vô cùng.Rồi lão đi sang Binh Tư xin bả chó. Binh Tư là một tay chuyên trộm cắp vặt trong làng, và thường xuyên bắt trộm chó nhà khác bán lấy tiền nên trong nhà hắn lúc nào cũng sẵn thứ này.
Khi thấy Lão Hạc sang xin bả cho Binh Tư tưởng mình có thêm đồng nghiệp làm nghề thất đức như mình nên cười ha hả còn chọc lão có vụ gì ngon thì chia cho hắn với.
Nhưng hắn đâu ngờ rằng Lão Hạc sang xin bả chó cho chính mình.
Trước khi chết lão cũng lo lắng rất chu toàn. Lão sang nhà thầy giáo Thứ rồi nhờ thầy giữ hộ giấy tờ nhà, gửi tiền để nếu chẳng may lão có mệnh hệ nào thì lấy tiền đó lo ma chay, mua quan tài, bởi lão biết trong cảnh cả nước nghèo khổ, đói kém làm phiền hàng xóm cũng là cái tội. Lão cũng không muốn sau khi mình chết đi rồi không được chôn cất tử tế.
Một người nông dân ít học hành nhưng lại vô cùng nhiều văn hóa, lão ứng xử chuẩn mực, lương thiện, đạo đức hơn rất nhiều kẻ tưởng có học có chức có quyền trong xã hội mà vô đạo đức, bất lương.
Rồi lão về nhà tự mình ăn bả chó để tìm tới cái chết. Một cái chết đau đớn, khiến cho người đọc cảm thấy nghẹn ngào theo từng trang viết.
Nam Cao đã vô cùng thành công khi khắc họa nhân vật Lão Hạc vô cùng thánh thiện, thanh bạch, một người nông dân nghèo nhưng lương thiện tử tế, một người cha thương con vô bờ bến.