Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, phân tích khổ 3 của bài thơ mùa xuân nho nhỏ, trong đó có sử dụng 1 từ hình tượng và 1 câu trần thuật có t

Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, phân tích khổ 3 của bài thơ mùa xuân nho nhỏ, trong đó có sử dụng 1 từ hình tượng và 1 câu trần thuật có từ “là”

0 bình luận về “Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, phân tích khổ 3 của bài thơ mùa xuân nho nhỏ, trong đó có sử dụng 1 từ hình tượng và 1 câu trần thuật có t”

  1. Trong khổ ba của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã có niềm tự hào và niềm tin về mùa xuân đất nước. Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh thật đẹp mang nhiều ý nghĩa:

     “Đất nước bốn nghìn năm

    Vất vả và gian lao

    Đất nước như vì sao 

    Cứ đi lên phía trước”

    Từ ngữ giản dị “bốn nghìn năm” gợi cho ta cảm giác như nhà thơ đang kể chuyện tâm tình về đề tài lịch sử. Suốt bốn ngàn năm, nước Việt ta đã trải qua biết bao “vất vả và gian lao”, từ khi vua Hùng dựng nước đến khi nhân dân ta cùng nhau giữ lấy nước. Đối lập với hai câu thơ nó về quá khứ là hai câu thơ ca ngợi tương lai với phép so sánh “Đất nước như vì sao”. Sao là nguồn sao sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và thời gian. Sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng, giàu và đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, không bao giờ mất đi và không một thế lực nào ngăn cản được. Ở câu thơ thứ hai, phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” và sử dụng nghệ thuật nhân hóa thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước. Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, so sánh ẩn dụ và sáng tạo.

    *chú thích: _______: câu trần thuật có từ “là”

    Bình luận

Viết một bình luận