Viết đoạn văn về dịch COVID trong đó có sử dụng 3 kiểu câu (Trần thuật nghi vấn cảm thán cầu khiến phủ định) làm hộ e vs mai e nộp r
Viết đoạn văn về dịch COVID trong đó có sử dụng 3 kiểu câu (Trần thuật nghi vấn cảm thán cầu khiến phủ định) làm hộ e vs mai e nộp r
TCCS – Đại dịch COVID-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tới.
Cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực đến các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu… Tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, COVID-19 tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tưởng chừng, cơn bão đại dịch COVID-19 đã qua đi và nền kinh tế sẽ phục hồi sau giai đoạn đầy khó khăn đó, tuy nhiên sau 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, những ca nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 lại được phát hiện tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và lan ra các tỉnh, thành phố khác trong cả nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đắk Lắk…), đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp và thu nhập của người lao động.
Tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế thế giới
Tính đến sáng ngày 23-9-2020, cả thế giới có gần 32 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 23,4 triệu ca đã được chữa trị khỏi, gần 1 triệu người tử vong(1). Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 lớn nhất, hơn 7,1 triệu người, tiếp đến là Ấn Độ, Brazil, Nga, Colombia, Peru… Số ca nhiễm và tử vong do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra chưa có dấu hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục tăng từng ngày trên thế giới. Tại Việt Nam, sau hơn 3 tháng không phát hiện thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì những ngày cuối tháng 7-2020, những ca bệnh mới đã được phát hiện mà chưa tìm được nguồn lây bệnh. Tính cho đến ngày 23-9-2020, Việt Nam ghi nhận 1.069 ca mắc COVID-19.
Nghiên cứu và thử nghiệm vaccine chống COVID-19 tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Saint Petersburg (Nga)_Ảnh: Reuters.
Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và quay trở lại tại Việt Nam mà chưa có vắc-xin điều trị được sản xuất hàng loạt buộc các quốc gia phải sử dụng các biện pháp như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâm của chuỗi. Trong đại dịch COVID-19, các quốc gia chịu tác động nặng nề cũng là các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại. Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng.
Do tác động của COVID-19, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2020 được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đánh giá sẽ thu hẹp “từ mức 1.540 tỷ USD năm 2019 xuống dưới 1.000 tỷ USD”. Theo dự báo của UNCTAD, năm 2021, dòng FDI sẽ giảm thêm từ 5% – 10% và có thể bắt đầu phục hồi từ năm 2022(2). Cho đến nay, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, khả năng dòng vốn FDI phục hồi là rất mịt mờ.
Thương mại toàn cầu – gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng và dòng vốn FDI toàn cầu – cũng đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Vào ngày 4-8-2020, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn cầu giảm 13% trong năm 2020. Cấu trúc sản xuất toàn cầu mang tính tập trung cao độ, một số trung tâm lớn trên thế giới cung ứng đầu vào, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu. Vì thế, cú sốc COVID-19 tác động đến các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, một số quốc gia chuyển sang “tự cung tự cấp” trong thời kỳ dịch bệnh như một biện pháp phản ứng trước đại dịch COVID-19 sẽ càng làm cho thương mại toàn cầu thêm tồi tệ(3).
Đại dịch COVID-19 tác động đến hai trụ cột trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu là thương mại và đầu tư, do đó cũng sẽ tác động làm suy giảm tăng trưởng sản lượng toàn cầu. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ngày 24-6-2020, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm ước giảm 4,9%. Dự báo của IMF cũng phản ánh tình hình kinh tế thế giới ngày càng tồi tệ hơn khi vào tháng 4-2020, IMF dự báo tăng trưởng thế giới giảm 3%. Dự báo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, nền kinh tế toàn cầu thậm chí còn tồi tệ hơn, suy giảm ở mức 5,2% năm 2020. Tăng trưởng kinh tế Mỹ được IMF dự báo giảm 8%, tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm 10,5%, Nhật Bản giảm 5,8% và Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp 1%. Tăng trưởng kinh tế thế giới và tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ là bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam suy giảm sẽ tác động trực tiếp đến thương mại, đầu tư của nền kinh tế nước ta.
Tác động của COVID-19 đến việc làm toàn cầu cũng rất mạnh mẽ. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (ILO), trong quý II năm 2020, tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14%, tương đương 400 triệu lao động toàn thời gian. Mức giảm việc làm toàn cầu còn mạnh hơn so với dự báo trước đó của ILO. Suy giảm việc làm bên cạnh nguyên nhân sản xuất đi xuống, còn do việc nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để chống sự bùng phát của vi-rút SARS-CoV-2.
Đại dịch COVID-19 làm bộc lộ những điểm yếu của các tổ chức và hệ thống toàn cầu như hệ thống y tế thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được cho là phản ứng quá chậm chạp khi để dịch bệnh bùng phát