Viết đoạn văn về một thầy thuốc về ngành y có sử dụng các từ loại đả học và cụm đả học

Viết đoạn văn về một thầy thuốc về ngành y có sử dụng các từ loại đả học và cụm đả học

0 bình luận về “Viết đoạn văn về một thầy thuốc về ngành y có sử dụng các từ loại đả học và cụm đả học”

  1. Vị lương y họ Phạm không chỉ là người có tài năng, chữa được bách bệnh mà còn là người thương dân như con. Trước hoàn cảnh khốn khó, cực khổ của những người nghèo, ông luôn sẵn lòng giúp đỡ mà không hề toan tính, vụ lợi bất kì điều gì cho chính bản thân mình. Tình huống rõ nhất bộc lộ y đức của thầy thuốc họ Phạm đó là đối mặt với hoàn cảnh phải lựa chọn chữa trị cho ai. Giữa một bên là vị quý nhân trong cung bị sốt và một bên là người dân nghèo đang trong tình trạng nguy kịch. Nên cứu người dân kia hay cứu cái mạng của mình đây? Chính trong hoàn cảnh ấy, y đức của thầy thuốc lại càng được bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động. Ông đã lựa chọn trước tiên đi cứu người bệnh nguy kịch kia, dẫu cho biết rằng, tính mạng của mình đang ở ranh giới nguy hiểm. Bằng lối viết ghi chép sự thật ấy, văn bản đã khắc họa hình ảnh một vị lương y tận tâm tận sức với nghề, không sợ quyền uy, không sợ mất đi tính mạng.

    Bình luận
  2. hủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới. Sinh thời, Người đặc biệt coi trọng và luôn quan tâm đến xây dựng nền y học Việt Nam và y đức của người thầy thuốc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Ngành y tế cũng như các thầy thuốc Việt Nam “Lương y phải như từ mẫu”, phải là người mẹ hiền; phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh”.

    Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, trong Thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Khi gặp “một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, người thầy thuốc “nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa họ. Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”(1). Nhiệm vụ của ngành y tế và phẩm chất của người thầy thuốc được Người viết trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc, tháng 6-1953. Người cho rằng: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh: “Lương y phải kiêm từ mẫu”(2). Hồ Chí Minh yêu cầu: Cán bộ y tế nên thực hiện điều này. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953 Người viết: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Nhiệm vụ ấy có hai phần: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh…”(3). Điểm cốt lõi trong tư tưởng y đức của Hồ Chí Minh là người thầy thuốc phải như một mẹ hiền. Trong lời căn dặn “Lương y phải như từ mẫu”, Bác dùng chữ “phải” với mong muốn nhấn mạnh, người thầy thuốc đồng thời phải là người mẹ hiền, phải hội tụ đầy đủ các đức tính tốt đẹp như dịu dàng, tận tình, chu đáo, chịu khó, chịu khổ, sẵn sàng hy sinh để làm tròn phận sự cứu người. Có tình thương của người mẹ hiền thì người thầy thuốc tránh được những thói xấu, như vụ lợi, tiêu cực, hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc với người bệnh, tắc trách trong công việc. “Lương y phải như từ mẫu” là cốt lõi của đạo đức ngành y.

    Bình luận

Viết một bình luận