Viết lý thuyết của những bài học sau: – Liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản – Quá trình tạo lập văn bản – Tìm hiểu chung về văn biểu cảm – Đặc đi

Viết lý thuyết của những bài học sau:
– Liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản
– Quá trình tạo lập văn bản
– Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
– Đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm
– Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
(Ngữ văn 7 – Tập 1)
Giúp mình với!

0 bình luận về “Viết lý thuyết của những bài học sau: – Liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản – Quá trình tạo lập văn bản – Tìm hiểu chung về văn biểu cảm – Đặc đi”

  1. Liên kết trong văn bản là: 

    -Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, Làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu. Để văn bản có tính liên kếtngười viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

    Bố cục trong văn bản : 

    -Bố cục văn bản là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cụccũng đều chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết luận

    Mạch lạc trong văn bản :

    -Mạch lạc trong văn bản là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản; thông suốt, liên tục , không đứt đoạn . Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý xoay quanh một chủ đề, một ý chung.

    Quá trình tạo lập văn bản:

    -B1: tìm hiểu đề và tìm ý              B2: Lập dàn bài             B3: viết bài

    B4: Sửa bài

    Tìm hiểu chung về văn biểu cảm:

    -Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đòng cảm nơi người đọc

    Đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm: 

    – Mỗi văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu

    -Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trương (là một đồ vật , loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm , tư tửng hoạc biểu đạt bàn cách thổ lộ trược tiếp những niềm, cảm xúc trong lòng 

    Cách lập ý của bài văn biểu cảm:

    -Giúp nắm rõ được cách lập ý của cách giạng văn bản biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài văn biểu cảm . Ngoài ra biết vận dụng các ý cho đề văn biểu cảm . 

    ~~~~~~Câu hỏi nhiều thế ~~~~     ~v~

    Bình luận
  2. Liên kết trong văn bản:

    Kiến thức cơ bản:

    – Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu

    – Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất với nhau chặt chẽ, đồng thời phải biết nối các câu bằng những phương tiện liên kết thích hợp.

    Bố cục trong văn bản:

     Kiến thức cơ bản:

    – Văn bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có bố cục rõ ràng, thể hiện sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí

    – Điều kiện để bố cục rành mạch, hợp lí:

    + Nội dung các phần, các đoạn phải được thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi

    + Trình tự sắp xếp phải giúp cho người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đề ra

    – Văn bản được xây dựng gồm ba phần: Mở, thân, kết bài

    Mạch lạc trong văn bản:

     Kiến thức cơ bản:

    Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc. Một văn bản có tính mạch lạc khi:

    – Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt

    – Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được trình bày theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc.

    Quá trình tạo lập văn bản:

    Kiến thức cơ bản:

    Quá trình tạo lập văn bản gồm các bước:

    – Định hướng chính xác: văn bản viết cho ai, viết để làm gì, viết về cái gì, viết như thế nào

    – Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên

    – Diễn đạt các ý ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau

    – Kiểm tra lại văn bản xem đã đảm bảo các yêu cầu ở trên chưa.

    Tìm hiểu chung về văn biểu cảm:

    Kiến thức cơ bản:

    – Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc

    + Còn gọi là trữ tình, bao gồm các thể loại như văn học, thơ trữ tình, bao gồm các thể loại như ca dao trữ tình, tùy bút…

    – Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…)

    – Ngoài biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời van, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm

    VD: Những câu hát về tình cảm gia đình, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. Thể hiện tình yêu, sự đùm bọc giữa con người ruột thịt với nhau.

    Đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm:

     Kiến thức cơ bản:

    Mỗi bài văn biểu cảm đều tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu

    Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (một đồ vật, loài cây, hiện tượng nào đó gửi gắm tình cảm, tư tưởng bằng cách biểu lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng)

    Cách lập ý của bài văn biểu cảm:

    Kiến thức cơ bản:

    Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm, quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc

    Tình cảm được bộc lộ trong bài văn phải chân thật, sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm, bài văn như thế mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.

    ~ Chúc bạn học tốt ~

    Bình luận

Viết một bình luận