viết một bài văn kể về một tấm gương người tốt việc tốt qua đợt bão vừa rồi
0 bình luận về “viết một bài văn kể về một tấm gương người tốt việc tốt qua đợt bão vừa rồi”
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về bão lũy miền Trung và tình người trong bão lũ
2. Thân bài
– Hậu quả của bão lũ
– Kể về tấm gương cụ thể
– ý nghĩa của những hành động đó
3. Kết bài
– Nêu cảm nhận chung
Đất nước ta nằm gần vùng biển Đông rộng lớn, bao la. Vì vạy hàng năm sẽ có những trận báo khủng khiếp ập tới. Năm nay cũng vậy, bão lũ ập tới khiến cho cuộc sống của con người bị đảo lộn hết lên. Nhưng chính trong những khó khăn như vậy ta cảm nhận được tình người thắm đỏ. Có rất nhiều tấm gương đáng ngưỡng mộ họ sẵn sàng đứng lên giúp đỡ đòng bào vùng lũ
Bão ập đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đang trải qua trận lũ lịch sử khiến hàng trăm nghìn gia đình lâm vào cảnh khó khăn, tài sản, hoa màu, vật nuôi bị ngập chìm trong biển nước, cuộc sống lao đao. Rất nhiều gia đình bị nước lũ cô lập, họ không biết sẽ sống sao. Nhưng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn có truyền thống ” lá lành đùm lá rách” cả nước hướng về miền Trung thân yêu. Các hoạt động cứu trợ, tương trợ, giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và cả cộng đồng diễn ra sôi nổi trong những ngày qua, với nhiều hình thức để giúp những gia đình vùng lũ có cuộc sống tươi sáng hơn.
Một trong những tấm gương người tốt, việc tốt mà em biết khi xem tin tức đó là Chị Hồ Thị Thu Hằng ở phường 5, TP Đông Hà những ngày này khi chứng kiến lũ lụt miền Trung chị cũng như bao người khác đứng ngồi không yên vì thấy người dân bị lũ bao vây bốn phía. Chị đứng ra vận động, tuyên truyền, kết nối mọi người ủng hộ mỗi ngày vài nghìn suất cơm cho vùng ngập. Những ngày lũ, học sinh được nghỉ học, thế là chị mượn bếp của Trường tiểu học Hàm Nghi, Lê Hồng Phong tổ chức nấu ăn rồi trực tiếp mang cơm đến từng gia đình đang bị lũ cô lập. Chị làm vậy tất cả xuất phát từ tình yêu, tình thương thân, tương ái, chị muốn góp một chút sức lực của mình để nhwunxg người đang gặp lũ bớt đi khó khăn hơn.
Chính những hành động như chị Thu Hằng là niềm an ủi và động viên lớn nhất cho đồng bào miền Trung. Hành động của chị thật đáng cho chúng ta suy ngẫm. Trận bão lũ lịch sử ấy còn rất nhiều tấm gương khác nữa. Họ sẵn sàng bỏ đi lợi ích cá nhân để giúp đỡ người khác.
Từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống trọng tình, trọng nghĩa và điều đó được thể hiện rất rõ qua đợt bão. Những hành động ấy không chỉ góp phần sẻ chia mà còn tiếp thêm động lực, sức mạnh để người dân nơi miền Trung ruột thịt khắc phục khó khăn, vượt qua bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về bão lũy miền Trung và tình người trong bão lũ
2. Thân bài
– Hậu quả của bão lũ
– Kể về tấm gương cụ thể
– ý nghĩa của những hành động đó
3. Kết bài
– Nêu cảm nhận chung
Đất nước ta nằm gần vùng biển Đông rộng lớn, bao la. Vì vạy hàng năm sẽ có những trận báo khủng khiếp ập tới. Năm nay cũng vậy, bão lũ ập tới khiến cho cuộc sống của con người bị đảo lộn hết lên. Nhưng chính trong những khó khăn như vậy ta cảm nhận được tình người thắm đỏ. Có rất nhiều tấm gương đáng ngưỡng mộ họ sẵn sàng đứng lên giúp đỡ đòng bào vùng lũ
Bão ập đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đang trải qua trận lũ lịch sử khiến hàng trăm nghìn gia đình lâm vào cảnh khó khăn, tài sản, hoa màu, vật nuôi bị ngập chìm trong biển nước, cuộc sống lao đao. Rất nhiều gia đình bị nước lũ cô lập, họ không biết sẽ sống sao. Nhưng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn có truyền thống ” lá lành đùm lá rách” cả nước hướng về miền Trung thân yêu. Các hoạt động cứu trợ, tương trợ, giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và cả cộng đồng diễn ra sôi nổi trong những ngày qua, với nhiều hình thức để giúp những gia đình vùng lũ có cuộc sống tươi sáng hơn.
Một trong những tấm gương người tốt, việc tốt mà em biết khi xem tin tức đó là Chị Hồ Thị Thu Hằng ở phường 5, TP Đông Hà những ngày này khi chứng kiến lũ lụt miền Trung chị cũng như bao người khác đứng ngồi không yên vì thấy người dân bị lũ bao vây bốn phía. Chị đứng ra vận động, tuyên truyền, kết nối mọi người ủng hộ mỗi ngày vài nghìn suất cơm cho vùng ngập. Những ngày lũ, học sinh được nghỉ học, thế là chị mượn bếp của Trường tiểu học Hàm Nghi, Lê Hồng Phong tổ chức nấu ăn rồi trực tiếp mang cơm đến từng gia đình đang bị lũ cô lập. Chị làm vậy tất cả xuất phát từ tình yêu, tình thương thân, tương ái, chị muốn góp một chút sức lực của mình để nhwunxg người đang gặp lũ bớt đi khó khăn hơn.
Chính những hành động như chị Thu Hằng là niềm an ủi và động viên lớn nhất cho đồng bào miền Trung. Hành động của chị thật đáng cho chúng ta suy ngẫm. Trận bão lũ lịch sử ấy còn rất nhiều tấm gương khác nữa. Họ sẵn sàng bỏ đi lợi ích cá nhân để giúp đỡ người khác.
Từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống trọng tình, trọng nghĩa và điều đó được thể hiện rất rõ qua đợt bão. Những hành động ấy không chỉ góp phần sẻ chia mà còn tiếp thêm động lực, sức mạnh để người dân nơi miền Trung ruột thịt khắc phục khó khăn, vượt qua bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.