Viết một bài văn nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp riêng của thuý kiều ,thuý vân trong bài chị em thuý kiều

Viết một bài văn nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp riêng của thuý kiều ,thuý vân trong bài chị em thuý kiều

0 bình luận về “Viết một bài văn nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp riêng của thuý kiều ,thuý vân trong bài chị em thuý kiều”

  1. Bài Làm:

    Trong dòng văn học cổ Việt Nam,Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm văn học kiệt xuất. Tác phẩm không chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay, hấp dẫn, lời văn trau chuốt, giá trị tố cáo đanh thép, giá trị nhân đạo cao cả mà còn vì các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng đẹp đẽ, sinh động. Đặc biệt là các nhân vật mà tác giả tâm đắc nhất như Thuý Vân, Thuý Kiều.

    Ngay phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc hoạ bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân:
    Đầu lòng hai ả tố nga
    Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
    Mai cốt cách tuyết tinh thần
    Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mườiNói đến mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao; nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng, tinh sạch. Cả mai và tuyết đều rất đẹp. Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao, trong trắng của hai chị em như là mai là tuyết và đều đạt đến độ hoàn mĩ “mười phân vẹn mười”.

    Tiếp đó tác giả giới thiệu vẻ đẹp của Thuý Vân:
    Vân xem trang trọng khác vời
    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
    Hoa cười ngọc thốt đoan trang
    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân. Nàng có một vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày cong hình cánh cung như mày ngài. Miệng cười của nàng tươi như hoa nở, giọng nói của nàng trong như ngọc. Lại nữa, da trắng mịn đến tuyết phải nhường. Ôi, thật là một vẻ đệp đoan trang, phúc hậu ít ai có được. Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung nàng Thuý Vân có thể nói là tuyệt đẹp. Đọc đoạn này ta thấy rung động trước vẻ đệp tuyệt vời cảu Thuý Vân và thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Ông đã vận dụng biện pháp tu từ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo.

    Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân đã khiến ta rung động đến vậy, ông miêu tả Thuý Kiều thì ta còn bất ngờ hơn nữa. Bất ngờ đến kinh ngạc. Bắt đầu từ câu:
    Kiều càng sắc sảo mặn mà
    So bề tài sắc lại là phần hơnNàng Vân đã tuyệt diệu như vậy rồi, nàng Kiều còn đẹp hơn nữa ư? Có thể như vậy được không? Ta hãy xem ngòi bút của Nguyễn du viết về nàng Kiều:
    Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kếm xanh
    Một hai nghiên nước nghiên thành
    Sắc đành đòi một tài đành hoạ haiĐến đây, chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục. Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều không dài, chỉ vài cau thôi, vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ “tuyệt thế gia nhân”. Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân; dung nhan đằm thắm đến hoa củng phải ghen, dáng người tươi xinh mơn mởn đén mức liễu cũng phải hờn. Khi đọc đến đoạn này ta không chỉ rung động, thán phục mà có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều xinh đẹp quá. Thủ pháp ước lệ, nhân hoá là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc, kết hợp với việc dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”, tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận, mà như thấy tận mắt nàng Kiều. Nàng quả là có một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà”. Ta có thể nói là “có một không hai” làm mê đắm lòng người. Đọc hết những câu trên, ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du Khi miêu tả vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu” của Thuý Vân trước vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy, dùng vẻ đẹp của Thuý Vân để làm để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều, quyến rũ của Thuý Kiều rất có hiệu quả.
    Sắc đã vậy còn tài của nàng Kiều thì sao? Ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể củng như vẻ đẹp tâm hồn cua Thuý Kiều nếu như ta không biết đến tài của nàng, mặc dù Nguyễn Du đã nói “Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”. Về sắc thì chắc chắn chỉ có mình nàng là đẹp như vậy, về tài hoạ chăng có người thứ hai sánh kịp:
    Thông minh vốn sẳn tính trời
    Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm
    Cung thương làu bậc ngũ âm
    Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
    Khúc nhà tay lựa nên chương
    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhânNàng có cả tài thơ, tài hoạ, tài đàn, tài nào cũng xuất sắc, cũng thành “nghề” cả. Riêng tài đàn nàng đã sáng tác một bản nhạc mang tiêu đề “Bạc mệnh” rất cuốn hút lòng người.

    Với hai nhân vật như Thuý Kiều, Thuý Vân, Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp tu từ phổ biến trong văn thơ cổ như ước lệ, ẩn dụ, nhân hoá, dùng điển cố. Qua đó ta thấy vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang của Thuý Vân Và vẻ đẹp “sắc sảo măn mà” của Thuý Kiều. Hai bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân, mà Nguyễn Du khắc hoạ phải nói là rất thành công. Đặc biệt là với Thuý Kiều, nhà thơ đã giành trọn tâm huyết, sức lực và tài năng của mình để sáng tạo nên nàng. Bởi nàng là nhân vật chính của Truyện Kiều.

    Chỉ với hai mươi bốn câu thơ và bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp mỹ miều của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều và ẩn trong đó là những tình cảm, những dự đoán của ông về cuộc đời, số phận của hai cô gái ấy. Hãy cũng dõi theo những bước chân của hai người ấy trên nẻo đường còn nhiều chông gai. 

    Bình luận
  2. Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam –danh nhân văn hóa thếgiới. “Truyện Kiều”là kiệt tác số1 của Nguyễn Du, kết tinh những thành tựu vềnội dung và nghệthuật. Trong “Truyện Kiều”,dưới ngòi bút miêu tảbậc thầy của Nguyễn Du, mỗi nhân vật đều hiện lên một chân dung hết sức sinh động, gợi cảm. Đoạn trích “Chịem Thúy Kiều”đã gợi tảvẻđẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều qua bút pháp ước lệtượng trưng. Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những dựng lên được hai chân dung “Mỗi người một vẻmười phân vẹn mười” mà dường như còn nói được cảtính cách, thân phận … toát ra từdiện mạo của mỗi vẻđẹp riêng.Mởđầu đoạn trích, tác giảgiới thiệu và gợi tảvẻđẹp của hai chịem:Đầu lòng hai ảtốnga,Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.Mai cốt cách, tuyết tinh thần,Mỗi người một vẻmười phân vẹn mười.Trong những câu thơ trên, vẻđẹp của chịem Thúy Kiều được xếp vào hàng “tuyệt thếgiai nhâ”n,cảhai chịem đều là những “ảtốnga”tức là những cô gái đẹp.Bằng bút pháp ước lệ(lấy vẻđẹp của thiên nhiên đểgợi tảvẻđẹp của con người), ta thấy chịem Kiều đều có Vững vàng nền tảng,Khai sáng tương laivẻđẹp duyên dáng, thanh cao như “mai”,có tâm hồn trong trắng như “tuyết”.Cảhai chịem đều đẹp “mười phân vẹn mười”nhưng mỗi người lại có một vẻđẹp riêng, không hềlẫn lộn. Vẻđẹp của Thúy Vân được gợi tảở4 câu thơ tiếp theo. Câu mởđầu vừa giới thiệu vừa khái quát đặc điểm nhân vật: “Vân xem trang trọng khác vời”.Hai chữ“trang trọng”nói lên vẻđẹp cao sang, quí phái của Vân. Vẻđẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữđược so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứcao đẹp trên đời:Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nởnang.Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Vẫn làbút pháp nghệthuật ước lệvới những hình tượng quen thuộc nhưng khi tảVân, ngòi bút của Nguyễn Du lại có chiều hướng cụthểhơn lúc tảKiều. Thứnhất là cụthểtrong thủpháp liệt kê: Khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụcười, giọng nói. Thứhai là cụthểtrong việc sửdụng từngữđểlàm nổi bật vẻđẹp riêng của đối tượng miêu tả: “đầy đặn”, “nởnang”, “đoan trang”. Mỗi phép so sánh, ẩn dụđều nhằm thểhiện vẻđẹp trung thực, phúc hậu mà quí phái của người thiếu nữ. Hình ảnh “khuôn trăng đầy đặn”gợi tảkhuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng. Hình ảnh “nét ngài nởnang”gợi tảđôi lông mày sắc nét, đậm như con ngài. Hình ảnh “hoa cười”, “ngọc thốt”góp phần gợi tảmiệng cười của Thúy Vân tươi thắmnhư hoa,giọng nói trong trẻo thốt ra từhàm răng ngà ngọc. Hình ảnh “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”gợi tảmái tóc đen mượt mà, óng ảhơn mây; làn da trắng, mịn màng hơn tuyết. Như vậy, chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách sốphận. Vẻđẹp của Thúy Vân tạo sựhòa hợp, êm đềm với xung quanh “mây thua”, “tuyết nhường” nên nàng sẽcó cuộc đời bình lặng suôn sẻ. Thúy Vân đã đẹp, Thúy Kiều còn đẹp hơn. Vẻđẹp của Thúy Vân được miêu tảtrước đểlàm nổi bật vẻđẹp của Thúy Kiều. Có thểcoi đây là thủpháp nghệthuật đòn bẩy. Nếu như Thúy Vân được miêu tảvới vẻđẹp hoàn hảo thì vẻđẹp của Thúy Kiều còn vượt lên trên cái hoàn hảo ấy. Qua vẻđẹp của Thúy Vân mà người đọc hình dung ra vẻđẹp của Thúy Kiều. Cũng như lúc tảThúy Vân, câu thơđầu khái quát đặc điểm nhân vật: “Kiều càng sắc sảo, mặn mà”. Náng sắc sảo vềtrí tuệ, mặn mà vềtâm hồn, tình cảm. Gợi ta vẻđẹp của Thúy Kiều, tác giảvẫn dùng hình tượng nghệthuật ước lệ.Vững vàng nền tảng,Khai sáng tương laiLàn thu thủy, nét xuân sơnHoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.Nét vẽcủa thi nhân thiên vềgợi, tạo một ấn tượng chung vềvẻđẹp của một giai nhân tuyệt thế. Đáng lưu ý là khi họa bức chân dung Thúy Kiều, tác giảtập trung gợi tảvẻđẹp đôi mắt, bởi đôi mắt là sựthểhiện phần tinh anh vềtâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Hình ảnh ước lệ“làn thu thủy”–làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻđẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ“nét xuân sơn” –nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻtrung. Khi tảThúy Vân, tác giảchủyếu gợi tảnhan sắc mà không thểhiện cái tài, cái tình của nàng. Thếnhưng, khi tảKiều, nhà thơ tảsắc một phần còn dành đến hai phần đểtảtài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng, theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủcả: cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt, tài đánh đàn của nàng đã là sởtrường, năng khiếu, vượt lên trên mọi người: “Cung thương làu bậc ngũ âm. Nghềriêng ăn đứt hồcầm một trương”. Nhấn mạnh cái tài của Thúy Kiều cũng là đểngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn bạc mệnh mà Thúy Kiều tựsáng tác chính là sựghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, vẻđẹp của Thúy Kiều là sựhội tụcủa cảsắc –tài –tình. Tác giảđã dùng câu thành ngữ“nghiêng nước nghiêng thành”đểđặc tảgiai nhân. Sắc đẹp của Thúy Kiều có thểlàm cho người ta say mê đễn nỗi mất thành mất nước. Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách sốphận. Vẻđẹp của Kiều làm tạohóa phải ghen ghét, đốkỵ“hoa ghen”, “liễu hờn”,báo hiệu sốphận của nàng gặp nhều gian truân, đau khổ. Vẻđẹp vềnhân cách, tâm hồn của chịem Thúy Kiều được khẳng định ở4 câu thơ cuối của đoạn trích:Phong lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh xấp xỉtới tuần cập kê.Êm đềm trướng rủmàn che,Tường đông ong bướm đi vềmặc ai.Chịem Thúy Kiều được sống trong cảnh “trướng rủmàn che”,chưa từng hò hẹn với một ai. Điều đó thểhiện phẩm hạnh cao đẹp của hai nàng thật đáng trân trọng, đáng ngợi ca. .Vững vàng nền tảng,Khai sáng tương laiQua đoạn trích “Chịem Thúy Kiều”đã gợi tảrất sinh động bức chân dung của hai chịem Thúy Kiều. Bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng gợi tảtài sắc chịem Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đềcao vẻđẹp của con người, mang đậm cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca, thểhiện tính nhân văn cao cả. bạn có thêm j thì thêm nha ^_^

    Bình luận

Viết một bình luận