Viết một bài văn nói về 1 dân tộc trong Việt Nam, ưu tiên người Kinh. Đủ dài để bạn đọc nó lên với tốc độ bình thường mất 3 phút trở lên.
Viết một bài văn nói về 1 dân tộc trong Việt Nam, ưu tiên người Kinh. Đủ dài để bạn đọc nó lên với tốc độ bình thường mất 3 phút trở lên.
Dân tộc kinh là dân tộc có nhiều người nhất Việt Nam. Người kinh ăn mặc theo tryền thống cuả họ. O đây, nhà nào cũng là nhà cao tầng. Dân tộc kinh chủ yếu ở các đo thị , thành phố, làng quê,… Còn các dân tộc khác chủ yếu trên miền núi, đòng bằng,…
Cộng đồng người Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh còn gọi là người Việt chiếm gần 90% tổng số dân của Việt Nam. Người Việt cư trú khắp các tỉnh thành nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị. Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập, xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như đều có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung.Địa bàn cư trú của người Việt là trung du và đồng bằng bắc Bộ. Từ đầu thứ kỷ 11 do nhu cầu về đất đai, do đặc thù của thời phong kiến, người Việt tiến vào miền Trung, mở đất, khai phá vùng Nam Bộ. Từ rất sớm, người Việt từ đồng bằng chuyển lên vùng Đông Bắc. Người Việt lên vùng Tây Bắc vào đầu thế kỷ 20, khi mà người Pháp thành lập ra các đô thị và ở Tây Nguyên cũng vậy. Nhìn chung các vùng Trung bộ, Nam bộ, Đông Bắc, Tây Bắc, tây Nam, người Việt có lịch sử tụ cư khác nhau nhưng ở đâu người Việt cũng nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới, hoà nhập với người dân tộc thiểu số sở tại, đồng thời phát huy được vai trò của tộc người có trình độ phát triển cao hơn để tạo ra một lực kéo đưa các vùng đó phát triển cùng với vùng đồng bằng.Do điều kiện sống quần cư, người Việt kiếm sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt ruộng nước là chủ đạo. Người Việt làm nông nghiệp dựa trên lịch mặt trăng, coi trọng yếu tố thời vụ. So với các dân tộc khác, người Việt làm ruộng đạt đến trình độ thâm canh cao. Không chỉ đạt hiệu quả cao trong trồng trọt, người Việt còn giỏi trong ngành chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm…song trước đây chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu theo mô hình gia đình. Cùng với tiến trình phát triển xã hội, chăn nuôi phát triển trở thành ngành chính, quy mô ngày càng được mở rộng. Thủ công nghiệp của người Việt khá phát triển với nhiều nghề như chế biến lương thực, thực phẩm, dệt và may mặc, gốm, đan lát, rèn…/.