Viết một đoạn văn cảm nhận về bài thơ
– Trao duyên ( trích truyện kiều – Nguyễn du )
– Chí khí anh hùng ( trích truyện kiều- Nguyễn du )
Ai giải giúp mình với ạ
Viết một đoạn văn cảm nhận về bài thơ
– Trao duyên ( trích truyện kiều – Nguyễn du )
– Chí khí anh hùng ( trích truyện kiều- Nguyễn du )
Ai giải giúp mình với ạ
truyện kiều
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng là thiên tài văn học. Tác phẩm “Truyện Kiều” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã đồng cảm với khát vọng tình yêu và công lý của con người.
Nếu khát vọng tình yêu tự do Nguyễn Du gửi gắm vào nhân vật Thúy Kiều thì qua nghị luận văn học chí khí anh hùng Nguy khát vọng về công lý ông gửi gắm vào nhân vật Từ Hải – một người chí khí, một người siêu phàm. Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét nhất về chí khí của người anh hùng Từ Hải.
1, Viết bài nghị luận văn học chí khí anh hùng đoạn 1: Quyết định ra đi của Từ HảiTừ Hải – Thúy Kiều
Người anh hùng Từ Hải và nàng Kiều tài sắc đang sống êm đềm bên nhau nhưng chàng muốn có sự nghiệp lớn.nên sau nửa năm đã quyết định từ biệt Kiều ra đi. 4 câu thơ đầu đã cho ta thấy rõ khát vọng lên đường của người anh hùng
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Nửa năm: thời gian TK – Từ Hải sống bên nhau
Trong đoạn mở đầu văn bản chí khí anh hùng là hình ảnh “hương lửa”. Đây là một hình ảnh ước lệ dùng để chỉ tình yêu => “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải. Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc.
“Trượng phu” (Đại trượng phu): Là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng => Nguyễn Du dùng cách nói này thể hiện thái độ trân trọng với các vị anh hùng. Nó dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một tướng võ.
“Thoắt” (Tính từ): Chỉ sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. Nói lên cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải.
“Động lòng bốn phương” (cụm từ ước lệ): Chí chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu cầu sự nghiệp phi thường => Bối cảnh dẫn đến cuộc chia ly: Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say đắm trong hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí.
Câu thơ miêu tả vẻ đẹp người anh hùng trong chí khí anh hùng đặc sắc nhất đó chính là
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
“Thanh gươm yên ngựa”: Người anh hùng rong ruổi chinh chiến trên yên ngựa với thanh gươm. “Thẳng rong”: đi liền 1 mạch. => Với tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất, thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát, ra đi hiên ngang, độc lập, không vướng bận. Với cách đặt nhân vật sánh ngang với không gian trời bể mênh mang, không gian vũ trụ rộng lớn => Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, nâng cao tầm vóc người anh hùng
Đoạn trích Chí khí anh hùng được trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du2, Viết bài nghị luận văn học chí khí anh hùng đoạn 2: Lời hứa hẹn với Kiều
Trước ý chí quyết tâm mưu cầu nghiệp lớn của Từ Hải, TK chấp nhận và ngỏ ý muốn theo Từ Hải. Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều và thể hiện rõ lý tưởng anh hùng của mình
Nàng rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
“Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ của mình, hiểu Từ Hải hơn ai hết, hơn hẳn người vợ bình thường – tầm thường.
“Nữ nhi thường tình”: khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để xứng làm vợ một anh hùng.
=> Từ chối mong muốn của Kiều và mong muốn Kiều là tri âm, tri kỉ xứng đáng nhất.
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Trong đoạn 2 bài thơ chí khí anh hùng lớp 10 người anh hùng nêu lên lý tưởng của mình:
“Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất”, “Bóng tinh rợp đường” => Hình ảnh âm thanh hào hùng => Niềm tin sắt đá, sự quyết tâm, khát vọng lớn lao, cao cả về một sự nghiệp lẫy lừng
Mục đích ra đi: làm cho rõ mặt phi thường => chứng tỏ khả năng hơn người, bản lĩnh, ý chí phi phàm => Nguyễn Du đã thể hiện hình ảnh người anh hùng oai phong, bản lĩnh với lý tưởng cao cả, ý chí, hoài bão lớn lao.
Lời hứa: “Sẽ rước nàng nghi gia”. Một lời hứa sẽ cho Thúy Kiều một cuộc sống có danh phận, viên mãn bên người chồng thành công trong sự nghiệp => Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.
“Bốn bể không nhà”: Thực tế gian nan, vất vả của buổi đầu lập nghiệp.
Lời hẹn: “Một năm sau”: Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin.
=> Những câu sau không chỉ nói lên hoàn cảnh thực tại của người anh hùng đầy rẫy những khó khăn mà còn nói lên tính cách rất dứt khoát, chí khí nhưng cũng rất tâm lí, gần gũi của Từ Hải.
3, Viết bài nghị luận văn học chí khí anh hùng đoạn 3: Hình ảnh dứt áo ra đi của anh hùng Từ Hải
Hành động: “Quyết lời” + “Dứt áo ra đi” => Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí của người anh hùng.
Ẩn dụ: “Chim bằng”: Tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. => Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của Từ Hải, Nguyễn Du muốn khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế, có tầm vóc phi thường, sánh ngang với đất trời, vũ trụ.