Viết môt đoạn văn cảm nhận về ý nghĩa của hai cây phong
(ko chép mạng)
0 bình luận về “Viết môt đoạn văn cảm nhận về ý nghĩa của hai cây phong
(ko chép mạng)”
Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng. Hai cây phong nằm trên một cao nguyên rộng lớn, nó chính là biểu tuộng của ngôi làng. Khi chưa đến làng mà nhìn thấy hai cây phong sừng sững trước gió thì người ta sẽ biết luôn là sắp đến làng Ku- ku – rêu. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm “… Tôi cũng không biết giải thích ra sao, – phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu … – nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy”. Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngọn hải đăng trên núi. Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên. Chính vì vậy hai cây phong chính là dấu hiệu để nhận ra làng. Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, nó như một linh hồn có sức sống. Nó gắn liền với những kỉ niệm của các đứa trẻ. Hình ảnh hai cây phong được xem là dấu ấn của làng đã in sâu vào trong trái tim của con người. Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu.
Hình tượng hai cây phong là biểu tượng, là linh hồn của quê hương. Trong bài, hình ảnh hai cây phong được miêu tả khá sống động, giản dị mà vẫn gây được xúc động cho người đọc. Hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với khát vọng và sự đổi thay của con người và là nhân chứng của một câu chuyện vè một con người- một thầy giáo ( Đuy-sen).Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.Thầy Đuy-sen đã gửi gắm những ước mơ hy vọng vào những học trò nghèo khổ sau này lớn lên trưởng thành và có ích cho đất nước .Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân , đoàn viên TNCS Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười đã trở thành chứng nhân của bao thế hệ lớn khôn . Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng , đã trở thành một ông lão đưa thư cần mẫn, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là ” Trường Đuy-sen ” như bao dân làng , có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy- sen , người đem đến ánh sáng cách mạng , góp phần xóa tan đi bóng tối cho bao cuộc đời ? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngần ngại cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương . Tình cảm yêu mến hai cây phong của ” tôi “, của ” chúng tôi ” , của dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp , người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ hy vọng cho những học trò nhỏ của mình .
Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng. Hai cây phong nằm trên một cao nguyên rộng lớn, nó chính là biểu tuộng của ngôi làng. Khi chưa đến làng mà nhìn thấy hai cây phong sừng sững trước gió thì người ta sẽ biết luôn là sắp đến làng Ku- ku – rêu. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm “… Tôi cũng không biết giải thích ra sao, – phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu … – nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy”. Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngọn hải đăng trên núi. Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên. Chính vì vậy hai cây phong chính là dấu hiệu để nhận ra làng. Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, nó như một linh hồn có sức sống. Nó gắn liền với những kỉ niệm của các đứa trẻ. Hình ảnh hai cây phong được xem là dấu ấn của làng đã in sâu vào trong trái tim của con người. Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu.
Hình tượng hai cây phong là biểu tượng, là linh hồn của quê hương. Trong bài, hình ảnh hai cây phong được miêu tả khá sống động, giản dị mà vẫn gây được xúc động cho người đọc. Hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với khát vọng và sự đổi thay của con người và là nhân chứng của một câu chuyện vè một con người- một thầy giáo ( Đuy-sen).Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.Thầy Đuy-sen đã gửi gắm những ước mơ hy vọng vào những học trò nghèo khổ sau này lớn lên trưởng thành và có ích cho đất nước .Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân , đoàn viên TNCS Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười đã trở thành chứng nhân của bao thế hệ lớn khôn . Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng , đã trở thành một ông lão đưa thư cần mẫn, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là ” Trường Đuy-sen ” như bao dân làng , có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy- sen , người đem đến ánh sáng cách mạng , góp phần xóa tan đi bóng tối cho bao cuộc đời ? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngần ngại cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương . Tình cảm yêu mến hai cây phong của ” tôi “, của ” chúng tôi ” , của dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp , người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ hy vọng cho những học trò nhỏ của mình .