viết một đoạn văn kể về một tấm gương tự giác và sáng tạo trong học tập

viết một đoạn văn kể về một tấm gương tự giác và sáng tạo trong học tập

0 bình luận về “viết một đoạn văn kể về một tấm gương tự giác và sáng tạo trong học tập”

  1. Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, em bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.

    Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Bác

    Bình luận
  2. Bài làm

    Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, sinh thời Người luôn dành tình cảm, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ mọi người, nhất là đối với những người có công với nước, với dân.

    Với tình cảm chân thành, lòng biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Bác đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947 quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Cũng trong năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn quyết liệt, Người đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày Thương binh” và tại Hội nghị trù bị gồm đại biểu của các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khu và tỉnh đã họp ở Phú Minh, Đại Từ, Thái Nguyên nhất trí lấy ngày 27/7 làm “Ngày Thương binh toàn quốc“; đến tháng 7 năm 1955, ngày 27/7 được đổi thành “Ngày Thương binh, liệt sĩ” và được tổ chức hàng năm trên cả nước.

    Nguồn gốc làm nên tư tưởng về sự kính trọng, lòng biết ơn vô bề bến, sự quan tâm, đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ những người có công với đất nước chính là chủ nghĩa nhân văn – tình thương yêu con người của Bác. Tình thương yêu con người ở Bác là tình cảm quý trọng, quan tâm và chăm lo cuộc sống của con người, của nhân dân và đến hôm nay tư tưởng của Bác Hồ kính yêu đối với thương binh, liệt sĩ không chỉ nâng cao nhận thức cho các thế hệ tiếp sau mà còn được phát huy mạnh mẽ trong cuộc sống hằng ngày, bằng những công việc cụ thể đối với những người đã “làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do“. “Ngày Thương binh – Liệt sĩ” hằng năm thật sự thể hiện những nghĩa cử cao đẹp, sự tri ân, tôn vinh đối với những người không tiếc máu, xương vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Từ khi có “Ngày Thương binh – Liệt sĩ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng đến nay, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” theo tấm gương đạo đức của Người đã phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào đã và đang tạo luồng sinh khí mới, tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh đúng như Người hằng mong muốn.

    Chiến tranh đã lùi xa hơn 42 năm qua, đã để lại cho quê hương Tây Hòa 2.279 Liệt sĩ, 5.681 người có công với cách mạng; 464 thương binh, 136 bệnh binh, 679 người có công giúp đỡ cách mạng, 401 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, còn có 590 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 84 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, 1.584 người được hưởng chế độ theo Quyết định 290 của Thủ tướng Chính phủ, 1.312 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến…

     Xác định chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng và Nhà nước ta là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Trong thời gian qua, Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện luôn tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, thực hiện tốt chức năng tham mưu quản lý Nhà nước trên lĩnh vực chính sách ưu đãi đối với người có công: tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, chi trả tiền trợ cấp hàng tháng đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; triển khai Qũy “Đền ơn đáp nghĩa”, nhận chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, đưa ngưới có công đi điều dưỡng, sửa chữa các Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sữa chữa nhà ở; tổ chức thăm, tặng quà nhân các dịp Lễ, Tết, thăm viếng khi từ trần,..

    Phát huy những kết quả đạt được, đồng thời kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những thiếu sót trong thời gian qua, trong thời gian đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân viên Phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện nguyện nổ lực, phấn đấu ra sức học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thực hiện tốt hơn nữa chức năng tham mưu quản lý Nhà nước trên lĩnh vực chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện, góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, xây dựng quê hương Tây Hòa của chúng ta ngày một giàu đẹp, văn minh.

    ***Đánh giá 5*, cảm ơn,câu trả lời hay nhất, chúc bạn học tốt***

    Bình luận

Viết một bình luận