Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để nêu cảm nhận về vẻ đẹp trong lao động của “người đồng mình” và thiên nhiên ngh

Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để nêu cảm nhận về vẻ đẹp trong lao động của “người đồng mình” và thiên nhiên nghĩa tình được tác giả khắc họa trong đoạn thơ đã cho.
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn dùng để khẳng định và một thành phần tình thái (gạch chân, chú thích rõ).

0 bình luận về “Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để nêu cảm nhận về vẻ đẹp trong lao động của “người đồng mình” và thiên nhiên ngh”

  1. (1)Qua hai đoạn thơ được trích trong văn bản “Nói với con” của tác giả Y Phương, ta có thể nhận ra được những vẻ đẹp trong lao động của người đồng mình và cả vẻ đẹp của thiên nhiên nghĩa tình. (2)Thật vậy,trước tiên, vẻ đẹp trong lao động của người đồng mình được tác giả khắc họa qua hình ảnh “Đan lờ cài nan hoa-Vách nhà ken câu hát”; hai câu thơ đã sử dụng những hình ảnh cụ thể và giàu sức gợi, trong đó, nói “Đan lờ cài nan hoa” là Y Phương đang muốn nói đến công việc tạo vẻ đẹp cho người lao động, còn “Vách nhà ken câu hát” thì là nói đến công việc tạo niềm vui cho cuộc sống.(3)Như vậy, vs việc sử dụng các ĐT “đan”, “cài”, “ken” kết hợp vs các DT “nan hoa”, “câu hát” tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát, tác giả ko chỉ diễn tả được động tác khéo léo của ng đồng mình mà còn khiến ta hình dung rõ nét hơn cuộc sống lao động gắn bó đầy niềm vui, đầy chất thơ của người đồng mình.(4) Và dường như,trong cuộc sống lao động cần cù ấy, con đã lớn lên từng ngày.(5) Tiếp đến, khi nói về vẻ đẹp của thiên nhiên nghĩa tình, người cha còn muốn nói với con rằng chính mảnh đất thơ mộng ,nghĩa tình của quê hương là nơi con được lớn lên, là cội nguồn hạnh phúc lớn lao vô tận.(6) “Rừng” thì cho con “hoa”, trong đó, hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, “con đường” thì cho con “những tấm lòng”, mà tấm lòng lại là vẻ đẹp của tình người, vậy là “rừng” và “con đường” đã trở thành hình bóng của quê hương luôn dang rộng vòng tay đón chờ con. (7)Từ đó, người cha cũng muốn dạy chon con biết rằng: rừng núi quê hương đã nuôi dưỡng con cả về tâm hồn lẫn lối sống.(8) Như vậy chẳng phải, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là tình cảm và sự đùm bọc của quê hương đó sao? (9)Chỉ bằng những ngôn từ giản dị, hình ảnh cụ thể mà sinh động, những kết cấu từ ngữ sáng tạo, ta có thể thấy hình ảnh công việc của người lao động cùng với những vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên núi rừng hiện ra thật đẹp. (10) Qủa thật, chỉ với vài câu thơ ngắn, tác giả Y phương đã vẽ nên một bức tranh có sự hòa nhập của công việc lao động và khung cảnh thiên nhiên thật đẹp mà cũng thật ý nghĩa.

    *chú thích: +gạch 1 gạch, in đậm là câu nghi vấn dùng để khẳng định

    +gạch 1 gạch, in nghiêng và in đậm là TP tình thái

    mình viết văn ko hay lắm bạn thông cảm nha :)(

    Bình luận

Viết một bình luận