viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

0 bình luận về “viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương”

  1. Bánh trôi nước của HỒ Xuân Hương là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo để lại ấn tượng sâu đậm trong ta. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi, nữ sĩ họ Hồ đã gửi gắm một suy nghĩ thật thấm thía, sâu sắc về thân phận người phụ nữ. Vẻ đẹp hình thức trắng tròn kia cũng chẳng thể giúp cho cuộc đời bớt cay đắng. Cuộc đời “bảy nổi ba chìm” ấy khiến ta phần nào hiểu về đắng cay, tủi hờn của người phụ nữ. Họ sống một cuộc đời lênh đênh, vô định cũng như chiếc bánh trôi phụ thuộc vào tay người nặn. Người phụ nữ ấy chỉ phụ thuộc và thậm chí phải chấp nhận sự phụ thuộc ấy như lẽ đương nhiên. Chua xót và đau đớn khôn cùng. Có lẽ vì thế mà nhà thơ cất lên tiếng than âm thầm, lặng lẽ trong hình ảnh chiếc bánh trôi bình dị, mộc mạc. Ta càng thấy xót xa, càng nghẹn ngào hơn khi câu thơ kết bài là lời thơ đau đớn “mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Ngay cả trong đớn đau, người phụ nữ ấy vẫn giữ lòng son sắt, thủy chung và đẹp. Vẻ đẹp phẩm chất sáng ngời và đáng trân, đáng quý hơn tất thảy ở đời. 

    Bình luận
  2. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn   Bảy nổi ba chìm với nước non   Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn   Mà em vẫn dữ tấm lòng son”  Mở đầu bài thơ, Xuân Hương đã dùng hình ảnh “thân em”. Nó chính là hình ảnh quen thuộc của thân phận người phụ nữ trong thời kì phong kiến của xã hội xưa. Cụm từ “thân em” được tác giả sử dụng để nói lên chiếc bánh trôi nước.Hình ảnh đó được tác giả thể hiện qua màu trắng tinh khôi và hình dáng tròn trịa.Nó còn như vẻ đẹp phúc hậu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chưa phát triển.

    Bình luận

Viết một bình luận