Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về khổ đầu/khổ giữa/khổ cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu.
0 bình luận về “Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về khổ đầu/khổ giữa/khổ cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu.”
Khổ đầu:
“Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu là một bài thơ hay viết về người lính và trong khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả đã nói lên được cơ sở để hình thành tình đồng chí (1). Trong khổ thơ này, tác giả đã giới thiệu về hình ảnh những người lính được tới từ những vùng quê nghèo khác nhau: quê anh “nước mặn đồng chua”, còn làng tôi “đất cày lên sỏi đá”; đây đều là những vùng đất khó khăn, cằn cỗi (2). Với hình ảnh thơ sóng đôi anh-tôi, quê hương anh-làng tôi, và với ngôn ngữ mộc mạc, sử dụng thành ngữ, tác giả đã diễn tả được cái nghèo khó của làng quê Việt Nam(3). Đồng thời khẳng định cơ sở đầu tiên để hình thành tình đồng chí là nguồn gốc xuất thân, đồng giai cấp (4). Hai người gặp nhau trên chiến trường thật tình cờ, từ xa lạ, họ dần dần trở thành “đôi tri kỉ”(5). Tất cả điều ấy đều do tiếng gọi của Tổ quốc, thôi thúc lòng yêu nước của họ đứng lên, xung phong ra trận chống thực dân Pháp(6). Hình ảnh “súng bên súng” mang nhiều hình ảnh khác nhau như lúc gác súng nghỉ ngơi, hai người lính đứng canh gác súng chạm vào nhau hay họ chung chiến hào, súng nằm cạnh nhau, (7)…. Những điều ấy đã nói lên tih thần đoàn kết, kề vai sát cánh của những người đồng đội (8). Qua khổ thơ đầu, tác giả cho ta thấy được cơ sở hình thành tình đồng chí, đó là đồng giai cấp, là chung lòng yêu nước, chung chiến hào và ý chí đấu tranh (9). Ngoài ra, tác giả còn bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui khi phát hiện ra một tình cảm mới mẻ giữa những người lính trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí (10).
Khổ giữa:
Chính Hữu là nhà thơ tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, bài thơ “đồng chí” là bài thơ nổi tiếng của ông và trong đó, 10 dòng thơ giữa đã nêu lên thật rõ về biểu hiện của tình đồng chí (1). Trên chiến trường, những người lính họ nhớ tới quê hương yêu dấu của mình, nhớ đến gia đình và người thân (2). Họ bỏ qua, “mặc kệ” và bỏ lại phía sau ngôi làng, những kỉ niệm, căn nhà, mảnh vườn, bỏ đằng sau tất cả để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc (3). Hình ảnh giếng nước, gốc đa là hình ảnh nhân hóa, nó thể hiện tình cảm đôi lứa ở độ tuổi đẹp nhất (4). Đời sống tình cảm của những người lính trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp được thể hiện kín đáo, dè dặn (5). Có lẽ họ đã chịu ảnh hưởng từ quan niệm sống của người trải qua hai thời kì là thời kì phong kiến và kháng chiến (6). Cuộc sống ở chiến trường là một cuộc sống khó khăn, thiếu thốn (7). Ở 10 dòng thơ này, nhà thơ đã thể hiện đời sống tình cảm cũng như đời sống vật chất của người lính trên chiến trường (8). Đoạn thơ được viết dưới hình thức liệt kê, cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”(9). Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách để đi tới chiến thắng (10).
Khổ đầu:
“Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu là một bài thơ hay viết về người lính và trong khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả đã nói lên được cơ sở để hình thành tình đồng chí (1). Trong khổ thơ này, tác giả đã giới thiệu về hình ảnh những người lính được tới từ những vùng quê nghèo khác nhau: quê anh “nước mặn đồng chua”, còn làng tôi “đất cày lên sỏi đá”; đây đều là những vùng đất khó khăn, cằn cỗi (2). Với hình ảnh thơ sóng đôi anh-tôi, quê hương anh-làng tôi, và với ngôn ngữ mộc mạc, sử dụng thành ngữ, tác giả đã diễn tả được cái nghèo khó của làng quê Việt Nam(3). Đồng thời khẳng định cơ sở đầu tiên để hình thành tình đồng chí là nguồn gốc xuất thân, đồng giai cấp (4). Hai người gặp nhau trên chiến trường thật tình cờ, từ xa lạ, họ dần dần trở thành “đôi tri kỉ”(5). Tất cả điều ấy đều do tiếng gọi của Tổ quốc, thôi thúc lòng yêu nước của họ đứng lên, xung phong ra trận chống thực dân Pháp(6). Hình ảnh “súng bên súng” mang nhiều hình ảnh khác nhau như lúc gác súng nghỉ ngơi, hai người lính đứng canh gác súng chạm vào nhau hay họ chung chiến hào, súng nằm cạnh nhau, (7)…. Những điều ấy đã nói lên tih thần đoàn kết, kề vai sát cánh của những người đồng đội (8). Qua khổ thơ đầu, tác giả cho ta thấy được cơ sở hình thành tình đồng chí, đó là đồng giai cấp, là chung lòng yêu nước, chung chiến hào và ý chí đấu tranh (9). Ngoài ra, tác giả còn bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui khi phát hiện ra một tình cảm mới mẻ giữa những người lính trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí (10).
Khổ giữa:
Chính Hữu là nhà thơ tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, bài thơ “đồng chí” là bài thơ nổi tiếng của ông và trong đó, 10 dòng thơ giữa đã nêu lên thật rõ về biểu hiện của tình đồng chí (1). Trên chiến trường, những người lính họ nhớ tới quê hương yêu dấu của mình, nhớ đến gia đình và người thân (2). Họ bỏ qua, “mặc kệ” và bỏ lại phía sau ngôi làng, những kỉ niệm, căn nhà, mảnh vườn, bỏ đằng sau tất cả để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc (3). Hình ảnh giếng nước, gốc đa là hình ảnh nhân hóa, nó thể hiện tình cảm đôi lứa ở độ tuổi đẹp nhất (4). Đời sống tình cảm của những người lính trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp được thể hiện kín đáo, dè dặn (5). Có lẽ họ đã chịu ảnh hưởng từ quan niệm sống của người trải qua hai thời kì là thời kì phong kiến và kháng chiến (6). Cuộc sống ở chiến trường là một cuộc sống khó khăn, thiếu thốn (7). Ở 10 dòng thơ này, nhà thơ đã thể hiện đời sống tình cảm cũng như đời sống vật chất của người lính trên chiến trường (8). Đoạn thơ được viết dưới hình thức liệt kê, cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”(9). Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách để đi tới chiến thắng (10).
____Học Tốt____