Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến điều đáng sợ nhất chưa hẳn là cái xấu cái ác mà chính là sự thờ ơ dửng dung của con người trước cái xấu cái ác
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến điều đáng sợ nhất chưa hẳn là cái xấu cái ác mà chính là sự thờ ơ dửng dung của con người trước cái xấu cái ác
Cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn những điều tốt đẹp. Xung quanh ta, cái xấu, cái ác vẫn luôn hiện hữu mỗi ngày. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng điều đáng sợ nhất chưa hẳn là cái xấu, cái ác mà chính là sự thờ ơ dửng dưng của con người trước cái xấu, cái ác. Cái xấu, cái ác có đáng sợ không? Có. Chúng chính là những điều làm ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt cuộc sống. Nhưng nếu có người đứng ra diệt trừ, chắc chắn chúng sẽ biến mất. Song nếu con người cứ dửng dưng, cái ác, cái xấu sẽ không bao giờ biến mất khỏi cuộc sống. Nhìn thấy một kẻ trộm trên xe buýt, nhiều người nhắm mắt làm ngơ. Phát hiện có người trộn hóa chất làm thực hẩm để bán kiếm lời, có người vẫn mặc kệ, coi như không biết gì. Điều này cũng dễ hiểu vì họ sợ liên lụy, sợ rắc rối cho bản thân mình. Chẳng phải sự thờ ơ ấy đang tiếp tay cho cái xấu, cái ác hay chăng? Nhân loại nỡ lòng nào để những điều xấu xa ngự trị? Bởi vậy, mỗi người hãy là một anh hùng, hãy mạnh mẽ đấu tranh để diệt trừ cái bạo tàn và to hồng những mảng đen tối còn đang tồn đọng.
Dàn ý tham khảo:
– Giải thích ý nghĩa cần luận bàn:
+ Sự thờ ơ, dửng dưng trước cái xấu, cái ác là thái độ vô cảm, quay lưng để mặc cho cái xấu cái ác công khai, tự do hoành hành.
+ Thái độ thờ ơ, vô cảm đó có tác hại không kém gì, thậm chí còn nguy hiểm hơn chính cái xấu cái ác.
– Bàn luận mở rộng vấn đề:
+ Thờ ơ, dửng dưng trước cái xấu, cái ác là thái độ sống tiêu cực thể hiện sự vô cảm trước cuộc sống, sự hèn nhát của con người.
+ Thái độ vô cảm ấy cũng có nghĩa là con người chấp nhận thỏa hiệp, thậm chí tiếp sức cho cái ác, cái xấu ngày càng nảy nở và ngang nhiên hoành hành, lấn át cái thiện, cái đẹp.
– Liên hệ bản thân:
+ Anh/ chị nhận thức được sự thờ ơ, thỏa hiệp với cái xấu, cái ác như thế nào?
+ Anh/ chị đã và sẽ làm gì để góp phần loại bỏ hiện tượng tiêu cực đó.