viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ ý kiến về vũ trụ là một thiên đường đó là làng quê nơi mẹ là ba tiên nơi tình người thống trị
viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ ý kiến về vũ trụ là một thiên đường đó là làng quê nơi mẹ là ba tiên nơi tình người thống trị
Những áng thơ đích thực bao giờ cũng là những chiêm nghiệm đọng lại rất lâu trong người đọc. Công chúng hẳn đã ngỡ ngàng thú vị trước những “đúc kết” xuyên thời gian, không gian của Trần Đăng Khoa. Chẳng hạn như: Mái gianh ơi hỡi mái gianh/ Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương (Khúc hát người anh hùng); Trái đất mỏng manh và đáng thương biết mấy/ Trước những mưu mô, toan tính của con người (Matxcơva, mùa đông năm 1990); Cậu biết không, tớ chỉ sợ người thôi/ Nhất là khi người biến thành cá mập (Ghi ở đảo Chìm); Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên (Thơ tình người lính biển)… Phù hợp với luật tiến hóa, thơ Trần Đăng Khoa đi từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng. Bài Gửi bác Trần Nhuận Minh như một đúc kết nhiều chiêm nghiệm của Trần Đăng Khoa, về cõi đời và văn chương nghệ thuật. Văn chương chỉ là phương tiện. Văn chương cần đa dạng, phong phú. Văn chương cốt thiết thực, giúp cho mọi chốn được bình yên chan chứa nghĩa tình… Chốt lại: Đất trời thì chật hẹp/ Làng quê thì mênh mông. Rất nhiều lần, thơ Trần Đăng Khoa thành công khi chạm tới nghịch lí này. Chẳng hạn ở bài Thư viết trên cửa sổ máy bay. Vũ trụ chỉ có một thiên đường. Đó là làng quê, nơi mẹ là bà tiên, nơi tình người thống trị…
Tiếng thơ Trần Đăng Khoa cất lên đúng lúc, đúng quy luật, để ghi lại dấu ấn của thời đại phi thường trong lịch sử nước nhà. Cái chín chắn ấy là chín chắn bao đời của cả dân tộc. Nó kết đọng lại nơi Trần Đăng Khoa, chủ yếu qua đường truyền là thân mẫu. Năm nay đã trên một trăm tuổi, cụ Nguyễn Thị Sen không biết chữ, nhưng thuộc lòng Truyện Kiều và rành rẽ những điều thiết cốt ở đời. Cụ nhắc nhở con cháu không được bẻ ngọn cây non, bắn chim đang bay, đập gãy chân gà chó. Làm thế sau dễ ác với đồng loại. Ngày tết, cụ bảo con cháu quét vôi các gốc cây, coi như sắm áo mới cho chúng. Gia súc gia cầm, theo chỉ dạy của cụ, cũng được con cháu cho ăn đầy đủ các món của cỗ tân niên. Ngày bà ngoại Trần Đăng Khoa qua đời, cụ bảo nhà thơ mang hàng chục mảnh vải trắng nhỏ, đeo cho tất cả cây cối trong vườn ngoài ngõ. Thế là chúng cũng được để tang bà đấy… Lẽ đời chí cốt ở người mẹ, cùng với việc say mê đọc tủ sách vàng thời thơ nhỏ, là nguồn lực vô tận để Trần Đăng Khoa thẩm thấu cuộc sống và nghệ thuật. Nhờ vậy, thế giới thơ ca của Trần Đăng Khoa có thể coi là bách khoa thư về đồng quê Bắc Bộ Việt Nam, là một đặc sản của văn hóa, văn chương và tâm hồn dân tộc