Viết một đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Kiều trong đoạn văn có sử dụng câu bị động hãy gạch chân Giúp mik vs ạ ???? mơn mn nhìu ,????

Viết một đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Kiều trong đoạn văn có sử dụng câu bị động hãy gạch chân
Giúp mik vs ạ ???? mơn mn nhìu ,????

0 bình luận về “Viết một đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Kiều trong đoạn văn có sử dụng câu bị động hãy gạch chân Giúp mik vs ạ ???? mơn mn nhìu ,????”

  1. Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, nỗi nhớ thương dành cho cha mẹ của Thúy Kiều khiến người đọc thêm xót xa, thương cảm và trân quý tấm lòng của người con gái yếu đuối giữa dòng đời xô bồ, đầy cạm bẫy đua chen. Gia đình lâm vào tai họa bất ngờ, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, trái tim Kiều đau đớn như bị xé ra từng mảnh. Bị bọn quan lại tham nhũng đẩy vào thế cùng: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”, không còn cách nào khác, Kiều nuốt giọt nước mắt vào trong và đi đến quyết định: bán mình chuộc cha. Còn đau đớn, tủi nhục nào hơn. Nàng bị bán vào lầu Ngưng Bích, chịu bao nỗi đau giằng xé cả tâm hồn và thể xác. Trong hoàn cảnh  ấy, nỗi nhớ gia đình, mẹ cha vẫn luôn đau đáu trong trái tim của người con.

    Xót thương tựa cửa hôm mai

    Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?

    Nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Động từ “xót” được tác giả sử dụng thật đắt giá, gợi ra sự xót xa trong tấm lòng hiếu thảo của người con, đó là nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn. Đôi mắt của Kiều đầy mệt mỏi khi phải trải qua bao truân chuyên vẫn hướng về nơi quê nhà lo lắng, xót thương cho bậc sinh thành:

    Sân Lai cách mấy nắng mưa

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm

    Trong hoàn cảnh cô độc giữa chốn thị phi, Kiều ngóng trông về quê nhà xa xôi. Nơi ấy có mái nhà nhỏ, chẳng biết rồi ai sẽ thay nàng chăm sóc mẹ cha. Con đường trở về nhà trở nên mịt mù trước mắt. Nỗi đau như giằng xé tâm can người con hiếu thuận.  Nguyễn Du với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, tinh tế, đã thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều với gia đình. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc, Kiều vẫn luôn đau đáu về trách nhiệm của người con với cha mẹ. Trách nhiệm và tấm lòng thương yêu cha mẹ của nàng thật đáng quý biết bao.

    – Câu bị động: Nàng bị bán vào lầu Ngưng Bích, chịu bao nỗi đau giằng xé cả tâm hồn và thể xác.

    Bình luận
  2.  Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích không chỉ là cảnh biển trước lầu Ngưng Bích trong xa mờ; mà còn là nỗi nhớ thương cha mẹ da diết của người con gái tài sắc -Thúy Kiều. Nhớ cha mẹ,  nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi  xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Tác giả sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian như: “hôm mai”, “cách mấy nắng mưa”, và các điển cố văn học Trung Quốc: “sân Lai”, “gốc tử” để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ. Tấm lòng hiếu thảo, giàu đức hi sinh của Kiều đã được diễn tả một cách sinh động

    Bình luận

Viết một bình luận