Viết một đoạn văn theo mô hình tổng-phân-hợp phân tích tâm trạng ông Hai trong đoạn trích sau:”Ông lại nghĩ về cái làng…….nhớ làng nhớ cái làng qu

Viết một đoạn văn theo mô hình tổng-phân-hợp phân tích tâm trạng ông Hai trong đoạn trích sau:”Ông lại nghĩ về cái làng…….nhớ làng nhớ cái làng quá”

0 bình luận về “Viết một đoạn văn theo mô hình tổng-phân-hợp phân tích tâm trạng ông Hai trong đoạn trích sau:”Ông lại nghĩ về cái làng…….nhớ làng nhớ cái làng qu”

  1. Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng người nông dân Việt Nam với tình yêu sâu sác, trọn vẹn dành cho làng quê của mình qua đoạn văn đầu tiên của văn bản Làng. Ông Hai hiện lên trực tiếp trong đoạn trích với nỗi nhớ làng quê. Một phó từ “lại” nhưng đủ để ta hiểu đối với ông, làng quê thiêng liêng đến nhường nào. Ngay cả khi nằm chơi, ngay cả khi làm việc, ông lão cũng nhớ làng. Tình yêu làng ăn sâu trong suy nghĩ, trái tim và làm thổn thức trái tim ông lão, khiến ông lão bùi ngùi, xúc động. Nhớ từng cảnh của làng và ông còn yêu cả từng con người nơi làng quê ông sinh ra, lớn lên. Sự xúc động tột cùng trong câu nói: “Ông lão nhớ cái làng, nhớ cái làng quá” trở thành câu văn ám ảnh ông, trở thành nỗi nhớ ám ảnh, khắc sâu trong bạn đọc. Từng ngày tháng cùng anh em làm việc tại làng, từng ngày được cống hiến, được đóng góp trở thành những ngày đẹp nhât đời ông. Có tình yêu nào lớn lao và vĩ đại đến thế! Người nông dân đã bộc lộ trọn vẹn tình yêu với mảnh đất chôn rau, cắt rốn và giúp bạn đọc ý thức hơn câu chuyện về tình yêu, về ý thức trách nhiệm với làng quê của mình. 

    Bình luận

Viết một bình luận