Viết một đoạn văn từ 7-10 câu CẢM NHẬN về tâm trạng của Kiều trong 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Lưu ý: Là đoạn văn 7-10 câu và là

Viết một đoạn văn từ 7-10 câu CẢM NHẬN về tâm trạng của Kiều trong 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Lưu ý: Là đoạn văn 7-10 câu và là đoạn văn Cảm nhận. Cảm nhận chứ ko phải phân tích nhé. Cảm nhận là có đưa ra cả cảm xúc của người viết chứ ko chỉ phân tích nghệ thuật, nội dung đơn thuần. Ở đây là cảm nhận về tâm trạng Kiều nên cần làm bật lên tâm trạng từ băn khoăn, lo lắng đến tuyệt vọng, kinh sợ (tương ứng 4 cảnh)
CẢM ƠN Ạ!!!

0 bình luận về “Viết một đoạn văn từ 7-10 câu CẢM NHẬN về tâm trạng của Kiều trong 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Lưu ý: Là đoạn văn 7-10 câu và là”

  1. Qua tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du đã gián tiếp miêu tả tâm trạng Kiều bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc. Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng ngoài biển xa mênh mông trong buổi chiều ta gợi lên không gian xa lắc của quê nhà và không khí tĩnh lặng, qua đó thể hiện rõ nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng Kiều. Còn hình ảnh “hoa trôi man mác” là hình ảnh tả thực về những bông hoa trôi nổi, bấp bênh trên mặt nước, bị sóng biển vùi dập, xô đẩy, qua đó diễn tả tâm trạng buồn tủi và những dự cảm tinh tế về tương lai không biết sẽ đi đâu về đâu của Thúy Kiều? Ôi cánh hoa mỏng manh như nâng Kiều đang ôm nỗi lo về số phận vô định trên dòng đời. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kéo dài đến tận “chân mây” vẫn chỉ một màu xanh đang héo úa ấy đã vẽ lên một cảnh tượng u ám, héo hắt, nó gợi cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn triền miên, vô vọng của Thúy Kiều. Hai câu thơ cuối cùng tả cảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” gợi lên rất rõ cả hình ảnh, cả âm thanh của phong ba bão táp hung dữ sắp ập đến cuộc đời Kiều, khiến ta cảm thấy nỗi lo sợ hãi hùng trong lòng người con gái tài hóa trước bao tai họa ào ạt giáng xuống đời nàng. Thêm vào đó, Nguyễn Du còn dùng điệp ngữ “buồn trông” đặt ở đầu những câu thơ nhằm liên kết các hình ảnh trong cả đoạn thơ thành một chuỗi cảnh sầu thảm. Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám Câu thơ, bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều.

    Bình luận

Viết một bình luận