việt nam là 1 quốc gia có nhiều dân tộc đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối vs sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước?

việt nam là 1 quốc gia có nhiều dân tộc đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối vs sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước?

0 bình luận về “việt nam là 1 quốc gia có nhiều dân tộc đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối vs sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước?”

  1.  Thứ nhất, tập trung giải quyết vấn đề đất đai cho đồng bào các tộc người thiểu số và xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tạo môi trường cho kinh tế hàng hóa phát triển. Điều tiết việc sử dụng đất và quy hoạch, gắn chính sách đất đai vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng, tạo ra cơ hội xóa đói giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: hệ thống thủy lợi; phát triển giao thông, năng lượng; xây dựng mạng lưới chợ, cửa hàng, đại lý, trường học, bệnh xá ở nông thôn, khu dân cư mới. Tạo môi trường để phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, từng dân tộc/tộc người, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Thứ hai, xử lý tốt mối quan hệ giữa chính sách phát triển kinh tế với chính sách phát triển văn hóa, vừa cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các tộc người thiểu số. Phải có những giải pháp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của các tộc người thiểu số; xây dựng và phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở trên cơ sở lồng ghép các hoạt động về chính trị, xã hội…

    Thứ ba, có chính sách và phương thức phù hợp để phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao dân trí, xây dựng đội ngũ trí thức đại diện cho quyền lợi của các tộc người thiểu số. Phát triển giáo dục và đào tạo, một mặt góp phần định hướng phát triển các giá trị cho mỗi cá nhân và tất cả cộng đồng trong quá trình phát triển của tộc người. Mặt khác, giáo dục và đào tạo luôn luôn là chìa khóa để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa mới.

    Thứ tư, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, tích cực xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện kinh tế của từng dân tộc, từng địa phương, khu vực.

    Bình luận
  2.     Các tộc người anh em của dân tộc Việt Nam cư trú xen kẽ không thành địa bàn riêng biệt, có nền văn hóa phong phú, các dân tộc ít người đều có tiếng nói, văn học, nghệ thuật, tâm lý, tình cảm, y phục, phong tục tộc quán, quan hệ gia đình dòng họ, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau và một số dân tộc còn có chữ viết riêng, dân tộc ít người (chiếm 13%) phần lớn cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Do điều kiện tự nhiên và hậu quả của lịch sử để lại nên trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội giữa các dân tộc hiện nay còn có nhiều sự chênh lệch. Nhiều vùng dân tộc thiểu số đồng bào đang còn ở trình độ canh tác rất lạc hậu. Tình trạng chênh lệch giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư là một thực tế mà kẻ địch đang lợi dụng lôi kéo bà con dân tộc ít người khôi phục những tập tục lạc hậu, gây rối mất trật tự an ninh, thậm chí chống đối lại các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, do đó cần phải hết sức quan tâm thực hiện đầy đủ các chính sách đã được Đảng và Nhà nước đề ra, cụ thể là:

    – Phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc. Đảm bảo cho đồng bào các dân tộc có thể khai thác được thế mạnh làm giàu cho mình và sau đó là đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chung của cả nước.

    • Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc. Từng bước nâng cao dân trí nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, vùng xa, vùng sâu, hải đảo.
    • Phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm các hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc.
    • Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số; chỉ có trên tinh thần ấy mới thực sự phù hợp với những vùng có các dân tộc ít người. Đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cả nước.

    Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang tính toàn diện, tổng hợp, quán xuyến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mọi dân tộc và quan hệ giũa các dân tộc trong cả cộng đồng quốc gia. Phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc là nền tảng để tăng cường đoàn kết và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc là cơ sở để từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển trình độ giữa các dân tộc. Do đó, chính sách dân tộc còn mang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn mang tính nhân đạo. Bởi vì, nó không bỏ sót bất cứ dân tộc nào, không cho phép khinh miệt, kỳ thị, chia rẽ chủng tộc; tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước. Nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của chính sách dân tộc làm cho chính sách dân tộc đi vào cuộc sống có một ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay.

    Không Đúng Thì Bạn Muốn Báo Cáo Cũng Được , Ko Sao Cả !!!

    Bình luận

Viết một bình luận