Vợ nhặt Câu 1 : Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào? Câu 2 : Vì s

Vợ nhặt
Câu 1 : Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào?
Câu 2 : Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo đưực tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?

0 bình luận về “Vợ nhặt Câu 1 : Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào? Câu 2 : Vì s”

  1. Đáp án 

    Câu 1

    Bố cục: 4 phần

    Phần 1 (từ đầu đến tự đắc với mình) : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.

    Phần 2 (tiếp đến đẩy xe bò về): kể lại quá trình nên vợ nên chồng.

    Phần 3 (tiếp đến nước mắt chảy ròng ròng): Tình thương của người mẹ nghèo khó với 2 con. 

    Phần 4 (phần còn lại): niềm tin vào tương lai tươi sáng.

    Mạch truyện được dẫn dắt từ hiện tại lui về quá khứ và từ quá khứ quay trở về hiện tại để tăng sức hấp dẫn cho người đọc

    Câu 2

    Người dân xóm ngụ cư khá ngạc nhiên khi Tràng đưa một người đàn bà lạ về làng vì

    –  Tràng là một người đàn ông xấu xí với dáng vẻ thô kệch, hơn nữa lại không có ăn học, công việc lại là cái nghề đẩy xe bò

    – Cũng như bao gia đình khác trong nạn đói 1945, Tràng rất nghèo, sống với mẹ già mà hai mẹ con còn không nuôi nổi nhau, chỉ có nghề đẩy xe bò để sống bấp bênh qua ngày thì lấy gì mà mơ đến việc lấy vợ.

    –  hoàn cảnh sống thì vô cùng khắc nghiệt, cơm không có mà ăn, người chết như ngả rạ, cái thân mình cái mạng sống mình còn chưa biết ngày mai ra sao mà lại cưới vợ rồi về với nhau, sống với nhau như thế nào.vậy mà Tràng lại lấy được vợ

    Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ và của chính Tràng nữa cho thấy tác giả đã sáng tạo ra một tình huống truyện hết sức độc đáo: Tràng nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp. Tính huống truyện phản ánh chân thực về đời sống khốn khổ nhân dân lao động và tinh thần nhân đạo của nhà văn. Qua tình huống này, nhà văn Kim Lân lên án tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, đẩy người dân vào tình cảnh nghèo khổ cùng cực, khiến  đồng bào ta mất mạng chỉ vì đói. Qua đây, tác giả muốn tôn vinh phẩm chất cao đẹp của người dân nghèo: dù có túng quẫn nghèo khó thế nào thì họ vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và cùng nhau hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    – Phần 1 (từ đầu … “tự đắc với mình“): Tràng đưa được người vợ nhặt về nhà

    – Phần 2 (tiếp … “đẩy xe bò“): chuyện hai vợ chồng gặp nhau, thành vợ thành chồng

    – Phần 3 (tiếp … “nước mắt chảy ròng ròng“): tình thương của người mẹ nghèo khó

    – Phần 4 (còn lại): niềm tin vào tương lai

    Mạch truyện được dẫn dắt hợp lí, tất cả cảnh huống được thể hiện đều bắt nguồn từ việc Tràng thông qua lời nói đùa rồi nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp

    Cảnh được mở ra khi Tràng dẫn vợ về gặp mẹ. Nếu tác giả đưa đoạn hai lên trước theo trình tự thời gian thì truyện kém hấp dẫn, li kì

    Câu 2 :

    Tình huống: gọi gọn trong nhan đề tác phẩm vợ nhặt. Tràng- thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng

        + Trong thời gian đói kém 1945, hơn hai triệu người chết đói, cái giá của con người rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ dễ dàng

        + Khao khát hạnh phúc, tổ ấm, hi vọng vào ngày mai

    Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”

        + Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán

        + Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình, sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng

    → Tình huống truyện cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.

     

    Bình luận

Viết một bình luận