Vt đoạn văn trình bày cảm nhận của e về nhân vật Ông Giáo (khoảng 8 câu – sử dụng 1 câu bị động)

Vt đoạn văn trình bày cảm nhận của e về nhân vật Ông Giáo (khoảng 8 câu – sử dụng 1 câu bị động)

0 bình luận về “Vt đoạn văn trình bày cảm nhận của e về nhân vật Ông Giáo (khoảng 8 câu – sử dụng 1 câu bị động)”

  1. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn Nam Cao khắc hoạ đã để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm. Là người có ăn học, hành động, lời nói của ông cho ta những nhìn nhận, đánh giá rất khác. Ta quý mến ông giáo vì ông hiền lành và luôn giàu lòng cảm thông. Ông giáo cũng có cái khổ của mình nhưng ông không chỉ ích kỉ hay buồn cho khổ của riêng bản thân. Mỗi một lời ông an ủi lão Hạc đều xuất phát từ sự đồng cảm và yêu thương. Trước người vợ có phần nhỏ nhen ông vẫn bao dung, thấu hiểu.,Dù cho đôi lúc cuộc đời hỗn tạp làm ông nhìn nhận sai nhưng rồi ông vẫn nhìn thấy cái đẹp ở đời. Ông giáo khổ ấy nhiều khi làm ta nghĩ, làm ta trăn trở về nhân sinh, về đời sống xô bồ này! 

    Bình luận
  2. Bài Làm :

    Trong truyện, nhân vật ông giáo là hàng xóm của lão Hạc. Đây là nhân vật làm nghề dạy học. Ôi! Một nghề cao quý, đối với thời đấy là mooth nghề thanh danh, được nhiều người kính nể. Ông sống gần gũi, thân tình với lão Hạc, được lão Hạc trân trọng và tin tưởng. Trong mối quan hệ với lão Hạc nhân vật chính của truyện thì ông giáo là người biết thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc, xót xa với lão Hạc. Điều ấy được Nam Cao khắc hoạ tài tình qua nhiều chi tiết. Lão Hạc thường qua nhà ông giáo chơi, trò chuyện : sẻ chia giãi bày mọi chuyện trong nhà những băn khoăn nỗi niềm tâm trạng về cậu con trai, con chó Vàng, những khó khăn trong cuộc sống nỗi niềm nhớ thương con, những tính toán sane xuất rồi việc nhà,… Ông giáo đều nghe, thấu hiểu và thương cho từng hoàn cảnh của Lão Hạc bởi vậy mà ông luôn chăm chú nghe và thâm tâm luôn trào niềm thương cảm.

    Câu bị động : “Điều ấy được Nam Cao khắc hoạ tài tình qua nhiều chi tiết”

    Bình luận

Viết một bình luận