Vụ Xuân năm trước ruộng lúa nhà bác An bị nhiễm rầy nâu rất nặng. Bác gọi đến chuyên mục bạn của nhà nông nhờ tư vấn. Trong vai là người tư vấn, em hã

Vụ Xuân năm trước ruộng lúa nhà bác An bị nhiễm rầy nâu rất nặng. Bác gọi đến chuyên mục bạn của nhà nông nhờ tư vấn. Trong vai là người tư vấn, em hãy sử dụng kiến thức về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng hướng dẫn Bác thực hiện các biện pháp phòng trừ để hanh chế sự phát sinh, phát triển rầy nâu ở vụ sau.

0 bình luận về “Vụ Xuân năm trước ruộng lúa nhà bác An bị nhiễm rầy nâu rất nặng. Bác gọi đến chuyên mục bạn của nhà nông nhờ tư vấn. Trong vai là người tư vấn, em hã”

  1. Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm để phát hiện các ổ rầy để tổ chức chỉ đạo nông dân phòng trừ sớm khi rầy đang ở diện hẹp. Phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu trên các diện tích có mật độ rầy có mật độ từ 1000 con/ m2 trở lên(đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh ) và 1500 con/ m2 (đối với lúa làm đòng – trỗ trở đi), tranh để rầy phát sinh lây lan ra diện rộng. Dùng một số đặc hiệu để trừ rầy như Actara 25WG, Oshin 20WPA, Chees 50WG, Sutin 5EC. (Khi phun không cần rẽ lúa). Các loại thuốc Bassa 50EC, Bassan 50EC, Nibas 50EC…(khi phun cần phải rẽ lúa thành băng và phun đều vào phần thân, gốc lúa).

    Lưu ý: Khi mật độ rầy cao, rầy tuổi lớn nhiều, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ – chín bộ lá hấp thu kém vì vây để trừ rầy có hiệu quả cần hỗn hợp một trong các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: HOnest 54EC, Actara 25WG, Chees 50WG, Oshin 20WP, Alika 247SC…cùng với một trong các loại thuốc như Bassa 50EC, Bassan 50EC, Nibas 50EC cần phun ướt đều vào thân, gốc lúa mới có hiệu quả trừ rầy.

    Bình luận
  2. Biện pháp phòng trừ để hanh chế sự phát sinh, phát triển rầy nâu ở vụ sau, bác có thể thực hiện như sau:

    – Tìm mua, sử dụng giống lúa kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy.

    – Xuống giống tập trung và áp dụng biện pháp né rầy

    – Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20-30 ngày.

    – Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, làm cỏ tỉa dặm kịp thời để ruộng thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của rầy.

    Không gieo quá dày, bón cân đối NPK, tránh bón thừa phân đạm.

    –  Duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.

     Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao.

    – Khi phát hiện rầy trên đồng ruộng thì phải phun thuốc trừ rầy: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

    Bình luận

Viết một bình luận