vua minh mạng đã căn cứ vào cơ sở nào để chia đất nc ta thành 30 tỉnh
0 bình luận về “vua minh mạng đã căn cứ vào cơ sở nào để chia đất nc ta thành 30 tỉnh”
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, ông đã có những chính sách nhằm củng cố nền thống nhất đất nước, tập trung quyền lực cho triều đình trung ương. Một trong những chính sách quan trọng hàng đầu là Minh Mạng chủ trương cải cách hành chính quốc gia từ trung ương đến các địa phương.
Ở trung ương, Minh Mệnh cải tổ, xây dựng các cơ quan của nhà nước theo hình thức mới như Văn thư phòng chuyển thành Nội Các, xây dựng Viện Cơ Mật, hoàn thiện bộ máy Lục Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), Lục Tự (Đại Lý, Thái Thường, Quang Lộc, Thượng Bảo, Thái Bảo, Hồng Lô) và các cơ quan giúp việc quản lý, điều hành trên toàn quốc.
Đối với địa phương, Minh Mạng tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhằm thực hiện một chế độ trung ương tập quyền triệt để, không phân cấp quản lý cho các Thành như dưới thời Gia Long.
Dưới thời Gia Long, bộ máy hành chính địa phương gần như giữ nguyên theo cách tổ chức cũ của các chúa Nguyễn ở miền Nam và của triều Lê – Trịnh ở miền Bắc. Toàn bộ đất nước được chia làm 23 doanh, trấn. Trong đó, miền Trung và miền Nam chia thành các doanh, là đơn vị hành chính có từ thời các chúa Nguyễn. Ở miền Bắc vẫn giữ nguyên các đơn vị hành chính dưới triều Lê – Trịnh là trấn. Đứng đầu mỗi doanh là lưu thủ, có các chức cai bạ, ký lục giúp việc. Đứng đầu mỗi trấn là Trấn thủ có các chức hiệp trấn, tham hiệp giúp việc.
Mỗi trấn, doanh gồm nhiều phủ, mỗi phủ chia thành từ 4 đến 7 huyện, mỗi huyện chia thành 8 đến 14, 15 xã. Mỗi phủ có tri phủ, mỗi huyện có tri huyện, tại mỗi xã có xã trưởng giữ việc cai trị.
Trong 27 doanh, trấn cả nước, Gia Long phân chia địa hạt quản lý như sau: Triều đình trung ương trực tiếp nắm đất Kinh kỳ gồm 4 dinh (doanh): Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam và 7 trấn là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Khương.
Ngoài ra Gia Long còn thiết lập hai thành: Bắc Thành và Gia Định Thành. Bắc Thành lại chia làm 5 nội trấn là Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương và 6 ngoại trấn là: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, An Quảng, Hưng Hóa. Gia Định Thành bao gồm 5 trấn là: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên.
Dưới thời Gia Long, Quảng Bình là một doanh thuộc đất Kinh kỳ chịu sự quản lý trực tiếp của triều đình trung ương.
Cách tổ chức bộ máy hành chính dưới thời Gia Long bộc lộ tính phân quyền trong quản lý, lỏng lẻo trong thiết chế, đơn giản trong tổ chức đòi hỏi phải có cải cách hành chính để thiết lập một bộ máy hành chính có tổ chức chặt chẽ hơn.
Năm 1822, Minh Mạng cho đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên giao cho một viên Kinh thành Đề đốc trông coi.
Năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), các dinh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam được gọi là trấn. Từ đây trở đi, toàn quốc không còn đơn vị hành chính là “dinh” (doanh) hay “đạo” nữa. Trừ Thừa Thiên phủ, cả nước lúc đó có 26 trấn. Bắc Thành gồm 11 trấn, miền Trung 10 trấn và Thừa Thiên phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của triều đình. Gia Định thành gồm 5 trấn. Trong thời kỳ đầu của triều Minh Mệnh vẫn còn Bắc Thành và Gia Định Thành vì không thể một lúc xóa bỏ ngay một lúc.
Cửa Đông thành Đồng Hới. Ảnh: P.V
Tháng 10 năm 1831, Minh Mệnh xóa Bắc Thành và Gia Định Thành, chia từ Quảng Trị ra thành 18 tỉnh và một năm sau, tiến hành chia đặt 12 tỉnh ở phía Nam.
Như vậy là tháng 10 năm Minh Mệnh thứ mười hai (1831), tỉnh Quảng Bình với tư cách là một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền trung ương được chính thức thành lập.
Trong số 30 tỉnh trong cả nước, để định số tiền công chu cấp hàng năm, triều đình định ra 11 tỉnh lớn, 11 tỉnh vừa và 8 tỉnh nhỏ. Quảng Bình là một trong những tỉnh vừa.
Về nguyên tắc làm việc của cơ quan hành chính ở cấp tỉnh được Minh Mệnh quy định: Thường là 2 tỉnh (chỉ có một trường hợp 3 tỉnh, một trường hợp 1 tỉnh) đặt dưới quyền của một Tổng đốc. Theo chế độ của chính quyền trung ương tập quyền, Tổng đốc vừa là quan cao nhất tại địa phương, lại vừa có tư cách như một thành viên của chính quyền trung ương được đặc phái về cai trị tại địa phương.
Tổng đốc trông coi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (liên tỉnh Bình – Trị), trong quan hàm được ghi là: “Binh bộ Thượng thư kiêm Đô sát viện Hữu Đô ngự sử, Tổng đốc Quảng Bình, Quảng Trị đẳng xứ địa phương, Đô đốc quân vụ, kiêm lý lương thướng lãnh Quảng Bình Tuần phủ sự”1. Viên quan Tổng đốc có trách nhiệm chuyên hạt (chuyên chủ công việc trong hạt mình) một tỉnh và kiêm hạt (kiêm lý công việc một hạt ngoài hạt mình) một tỉnh khác. Tổng đốc Bình Trị chuyên hạt Quảng Bình và kiêm hạt Quảng Trị.
Trong cả nước, trừ Thanh Hóa là đất ” thang mộc” của nhà Nguyễn được đặt riêng một viên Tổng Đốc còn chia ra 14 liên tỉnh dưới đây:
1. Bình – Trị : Quảng Bình – Quảng Trị 2. An – Tĩnh : Nghệ An – Hà Tĩnh 3. Hà – Ninh : Hà Nội – Ninh Bình 4. Định – Yên: Nam Định – Hưng Yên 5. Hải – An: Hải Dương – Quảng Yên 6. Ninh Thái: Bắc Ninh – Thái Nguyên 7. Lạng – Bình: Lạng Sơn – Cao Bằng 8. Sơn – Hưng – Tuyên: Sơn Tây- Hưng Hóa – Tuyên Quang 9. Bình – Phú: Bình Định – Phú Yên 10. An – Biên: Phiên An – Biên Hòa (năm 1833 tỉnh Phiên An đổi thành Gia Định thì liên tỉnh được gọi là Định – Biên) 11. Long – Tường: Vĩnh Long – Định Tường 12. An – Hà: An Giang – Hà Tiên 13. Nam – Ngãi: Quảng Nam – Quảng Ngãi 14. Thuận – Khánh: Bình Thuận – Khánh Hòa
Tổng đốc ở tỉnh nào kiêm luôn Tuần phủ tỉnh đó. Liên tỉnh Bình- Trị, Tổng đốc đóng tại Quảng Bình, như vậy Quảng Bình không có tuần phủ mà chỉ Quảng Trị có tuần phủ mà thôi. Quan hàm của tuần phủ, như tuần phủ Quảng Trị được ghi là “Bộ binh Tham tri hoặc Thị lang kiêm Đô sát viện Hữu phó Đô ngự sử, tuần phủ Quảng Trị đẳng xứ địa phương, Đô đốc quân vụ kiêm lý lương thướng, lãnh Bố chánh sứ”2.
Tại mỗi tỉnh đặt dưới quyền của tuần phủ có hai ty:
-Ty Bố chánh sứ (hay Phiên ty) phụ trách việc thuế, đinh điền và hộ tịch do một viên Bố chánh sứ (gọi tắt là Bố chánh) điều khiển, có một thông phán, 1 kinh lịch giúp việc.
– Ty Án sát sứ (hay Niết ty) coi việc hình án, do một viên án sát sứ (thường gọi là quan án sát) phụ trách, có một thông phán, kinh lịch phụ tá.
Từ sau cuộc cải cách hành chính dưới thời Minh Mệnh, các quan chức đứng đầu mỗi tỉnh gồm có: Tổng đốc (hoặc Tuần phủ), Đề đốc, Bố chánh, Án sát và Lãnh binh. Chức trách của các quan về cơ bản là:
Quan Tổng đốc giữ việc cai trị quân và dân, trong coi cả quan văn lẫn quan võ, khảo hạch các quan lại. Quan Tuần phủ giữ việc tuyên bố ân đức của nhà vua, phủ dụ yên dân, trông coi việc hành chính, giáo dục, chấn hưng việc có lợi và trừ bỏ hủ tục.
Quan Bố chánh sứ coi việc thuế má, tiền của; triều đình có ban ân huệ, hoặc lệnh cấm thì tuyên đạt cho các chức việc và dân chúng biết.
Quan Án sát sứ giữ việc hình phạt trong tỉnh, phát dương kỷ cương, phong tục, xem xét việc quan lại trị dân và kiêm việc bưu chính truyền đi trong hạt.
Quan Lãnh binh chuyên cai quản việc binh lính theo lệnh quan Tổng Đốc.
Bộ máy quan lại của tỉnh Quảng Bình thời Minh Mạng được bố trí như sau: – Quan Tổng đốc (Bình – Trị): Thống chế Đào Văn Trường – Quan Bố chánh Quảng Bình: Hiệp trấn Nguyễn Công Thiện – Quan Án sát Quảng Bình: Tham hiệp Võ Thân – Quan Lãnh binh Quảng Bình: Vệ úy Võ Văn Thuyên (Ở Quảng Bình không có Tuần Phủ vì đã có Tổng Đốc kiêm)3
Tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), triều đình ra chỉ dụ phân bố các tỉnh thuộc các khu vực trong toàn quốc gồm: Kinh sư, Tả trực, Hữu trực, Tả kỳ, Hữu kỳ, Nam kỳ, Bắc kỳ. Quảng Bình cùng với Quảng Trị là tỉnh Hữu Trực (nằm phía hữu Kinh Sư- Phủ Thừa Thiên).
Nếu mình nhớ không nhầm thì cô giáo mình từng nói là chia dựa theo đặc điểm vị trí địa lý, canh tác(?) vùng và truyền thống văn hóa giữa các vùng để phân chia…
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, ông đã có những chính sách nhằm củng cố nền thống nhất đất nước, tập trung quyền lực cho triều đình trung ương. Một trong những chính sách quan trọng hàng đầu là Minh Mạng chủ trương cải cách hành chính quốc gia từ trung ương đến các địa phương.
Ở trung ương, Minh Mệnh cải tổ, xây dựng các cơ quan của nhà nước theo hình thức mới như Văn thư phòng chuyển thành Nội Các, xây dựng Viện Cơ Mật, hoàn thiện bộ máy Lục Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), Lục Tự (Đại Lý, Thái Thường, Quang Lộc, Thượng Bảo, Thái Bảo, Hồng Lô) và các cơ quan giúp việc quản lý, điều hành trên toàn quốc.
Đối với địa phương, Minh Mạng tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhằm thực hiện một chế độ trung ương tập quyền triệt để, không phân cấp quản lý cho các Thành như dưới thời Gia Long.
Dưới thời Gia Long, bộ máy hành chính địa phương gần như giữ nguyên theo cách tổ chức cũ của các chúa Nguyễn ở miền Nam và của triều Lê – Trịnh ở miền Bắc. Toàn bộ đất nước được chia làm 23 doanh, trấn. Trong đó, miền Trung và miền Nam chia thành các doanh, là đơn vị hành chính có từ thời các chúa Nguyễn. Ở miền Bắc vẫn giữ nguyên các đơn vị hành chính dưới triều Lê – Trịnh là trấn. Đứng đầu mỗi doanh là lưu thủ, có các chức cai bạ, ký lục giúp việc. Đứng đầu mỗi trấn là Trấn thủ có các chức hiệp trấn, tham hiệp giúp việc.
Mỗi trấn, doanh gồm nhiều phủ, mỗi phủ chia thành từ 4 đến 7 huyện, mỗi huyện chia thành 8 đến 14, 15 xã. Mỗi phủ có tri phủ, mỗi huyện có tri huyện, tại mỗi xã có xã trưởng giữ việc cai trị.
Trong 27 doanh, trấn cả nước, Gia Long phân chia địa hạt quản lý như sau: Triều đình trung ương trực tiếp nắm đất Kinh kỳ gồm 4 dinh (doanh): Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam và 7 trấn là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Khương.
Ngoài ra Gia Long còn thiết lập hai thành: Bắc Thành và Gia Định Thành. Bắc Thành lại chia làm 5 nội trấn là Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương và 6 ngoại trấn là: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, An Quảng, Hưng Hóa. Gia Định Thành bao gồm 5 trấn là: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên.
Dưới thời Gia Long, Quảng Bình là một doanh thuộc đất Kinh kỳ chịu sự quản lý trực tiếp của triều đình trung ương.
Cách tổ chức bộ máy hành chính dưới thời Gia Long bộc lộ tính phân quyền trong quản lý, lỏng lẻo trong thiết chế, đơn giản trong tổ chức đòi hỏi phải có cải cách hành chính để thiết lập một bộ máy hành chính có tổ chức chặt chẽ hơn.
Năm 1822, Minh Mạng cho đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên giao cho một viên Kinh thành Đề đốc trông coi.
Năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), các dinh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam được gọi là trấn. Từ đây trở đi, toàn quốc không còn đơn vị hành chính là “dinh” (doanh) hay “đạo” nữa. Trừ Thừa Thiên phủ, cả nước lúc đó có 26 trấn. Bắc Thành gồm 11 trấn, miền Trung 10 trấn và Thừa Thiên phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của triều đình. Gia Định thành gồm 5 trấn. Trong thời kỳ đầu của triều Minh Mệnh vẫn còn Bắc Thành và Gia Định Thành vì không thể một lúc xóa bỏ ngay một lúc.
Cửa Đông thành Đồng Hới. Ảnh: P.V
Tháng 10 năm 1831, Minh Mệnh xóa Bắc Thành và Gia Định Thành, chia từ Quảng Trị ra thành 18 tỉnh và một năm sau, tiến hành chia đặt 12 tỉnh ở phía Nam.
Như vậy là tháng 10 năm Minh Mệnh thứ mười hai (1831), tỉnh Quảng Bình với tư cách là một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền trung ương được chính thức thành lập.
Trong số 30 tỉnh trong cả nước, để định số tiền công chu cấp hàng năm, triều đình định ra 11 tỉnh lớn, 11 tỉnh vừa và 8 tỉnh nhỏ. Quảng Bình là một trong những tỉnh vừa.
Về nguyên tắc làm việc của cơ quan hành chính ở cấp tỉnh được Minh Mệnh quy định: Thường là 2 tỉnh (chỉ có một trường hợp 3 tỉnh, một trường hợp 1 tỉnh) đặt dưới quyền của một Tổng đốc. Theo chế độ của chính quyền trung ương tập quyền, Tổng đốc vừa là quan cao nhất tại địa phương, lại vừa có tư cách như một thành viên của chính quyền trung ương được đặc phái về cai trị tại địa phương.
Tổng đốc trông coi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (liên tỉnh Bình – Trị), trong quan hàm được ghi là: “Binh bộ Thượng thư kiêm Đô sát viện Hữu Đô ngự sử, Tổng đốc Quảng Bình, Quảng Trị đẳng xứ địa phương, Đô đốc quân vụ, kiêm lý lương thướng lãnh Quảng Bình Tuần phủ sự”1. Viên quan Tổng đốc có trách nhiệm chuyên hạt (chuyên chủ công việc trong hạt mình) một tỉnh và kiêm hạt (kiêm lý công việc một hạt ngoài hạt mình) một tỉnh khác. Tổng đốc Bình Trị chuyên hạt Quảng Bình và kiêm hạt Quảng Trị.
Trong cả nước, trừ Thanh Hóa là đất ” thang mộc” của nhà Nguyễn được đặt riêng một viên Tổng Đốc còn chia ra 14 liên tỉnh dưới đây:
1. Bình – Trị : Quảng Bình – Quảng Trị
2. An – Tĩnh : Nghệ An – Hà Tĩnh
3. Hà – Ninh : Hà Nội – Ninh Bình
4. Định – Yên: Nam Định – Hưng Yên
5. Hải – An: Hải Dương – Quảng Yên
6. Ninh Thái: Bắc Ninh – Thái Nguyên
7. Lạng – Bình: Lạng Sơn – Cao Bằng
8. Sơn – Hưng – Tuyên: Sơn Tây- Hưng Hóa – Tuyên Quang
9. Bình – Phú: Bình Định – Phú Yên
10. An – Biên: Phiên An – Biên Hòa (năm 1833 tỉnh Phiên An đổi thành Gia Định thì liên tỉnh được gọi là Định – Biên)
11. Long – Tường: Vĩnh Long – Định Tường
12. An – Hà: An Giang – Hà Tiên
13. Nam – Ngãi: Quảng Nam – Quảng Ngãi
14. Thuận – Khánh: Bình Thuận – Khánh Hòa
Tổng đốc ở tỉnh nào kiêm luôn Tuần phủ tỉnh đó. Liên tỉnh Bình- Trị, Tổng đốc đóng tại Quảng Bình, như vậy Quảng Bình không có tuần phủ mà chỉ Quảng Trị có tuần phủ mà thôi. Quan hàm của tuần phủ, như tuần phủ Quảng Trị được ghi là “Bộ binh Tham tri hoặc Thị lang kiêm Đô sát viện Hữu phó Đô ngự sử, tuần phủ Quảng Trị đẳng xứ địa phương, Đô đốc quân vụ kiêm lý lương thướng, lãnh Bố chánh sứ”2.
Tại mỗi tỉnh đặt dưới quyền của tuần phủ có hai ty:
-Ty Bố chánh sứ (hay Phiên ty) phụ trách việc thuế, đinh điền và hộ tịch do một viên Bố chánh sứ (gọi tắt là Bố chánh) điều khiển, có một thông phán, 1 kinh lịch giúp việc.
– Ty Án sát sứ (hay Niết ty) coi việc hình án, do một viên án sát sứ (thường gọi là quan án sát) phụ trách, có một thông phán, kinh lịch phụ tá.
Từ sau cuộc cải cách hành chính dưới thời Minh Mệnh, các quan chức đứng đầu mỗi tỉnh gồm có: Tổng đốc (hoặc Tuần phủ), Đề đốc, Bố chánh, Án sát và Lãnh binh. Chức trách của các quan về cơ bản là:
Quan Tổng đốc giữ việc cai trị quân và dân, trong coi cả quan văn lẫn quan võ, khảo hạch các quan lại.
Quan Tuần phủ giữ việc tuyên bố ân đức của nhà vua, phủ dụ yên dân, trông coi việc hành chính, giáo dục, chấn hưng việc có lợi và trừ bỏ hủ tục.
Quan Bố chánh sứ coi việc thuế má, tiền của; triều đình có ban ân huệ, hoặc lệnh cấm thì tuyên đạt cho các chức việc và dân chúng biết.
Quan Án sát sứ giữ việc hình phạt trong tỉnh, phát dương kỷ cương, phong tục, xem xét việc quan lại trị dân và kiêm việc bưu chính truyền đi trong hạt.
Quan Lãnh binh chuyên cai quản việc binh lính theo lệnh quan Tổng Đốc.
Bộ máy quan lại của tỉnh Quảng Bình thời Minh Mạng được bố trí như sau:
– Quan Tổng đốc (Bình – Trị): Thống chế Đào Văn Trường
– Quan Bố chánh Quảng Bình: Hiệp trấn Nguyễn Công Thiện
– Quan Án sát Quảng Bình: Tham hiệp Võ Thân
– Quan Lãnh binh Quảng Bình: Vệ úy Võ Văn Thuyên
(Ở Quảng Bình không có Tuần Phủ vì đã có Tổng Đốc kiêm)3
Tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), triều đình ra chỉ dụ phân bố các tỉnh thuộc các khu vực trong toàn quốc gồm: Kinh sư, Tả trực, Hữu trực, Tả kỳ, Hữu kỳ, Nam kỳ, Bắc kỳ. Quảng Bình cùng với Quảng Trị là tỉnh Hữu Trực (nằm phía hữu Kinh Sư- Phủ Thừa Thiên).
Mong bạn cho mình câu trả lời hay nhất nhé
Nếu mình nhớ không nhầm thì cô giáo mình từng nói là chia dựa theo đặc điểm vị trí địa lý, canh tác(?) vùng và truyền thống văn hóa giữa các vùng để phân chia…
Mình không dám chắc là nhớ đúng đâu.